Quần đảo Cát Bà cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Ảnh: Dulichtrongoivietnam.
Ảnh: Camnangcuocsong.
Về mặt hành chính, quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Ảnh: Haiphongaz.
Ảnh: GoI.
Ảnh: GoI.
Ảnh: GoI.
Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cơ sở hạ tầng cũng khá phát triển với tổ hợp nhiều khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, chùa chiền và đặc biệt là toàn bộ khu vực đảo đã được thành phố Hải Phòng triển khai các trạm thu phát wifi. Ảnh: GoI.
Ảnh: GoI.
Ảnh: GoI.
Các ngọn núi đá vôi có độ cao trung bình là 150m, cao nhất là đỉnh Cao Vọng cao 322m so với mặt nước biển. Ảnh: Camnangdulich.
Theo truyền thuyết địa phương thì tên Cát Bà còn được đọc tên Các Bà. Vì có một thời các bà, các chị ở đây đứng ra lo việc hậu cần cho các ông đánh giặc trên một hòn đảo lân cận. Đảo có tên là đảo các Ông (Cát Ông). Như vậy, Cát Bà là đọc chệch của các Bà. Ảnh: Sacojet.
Trước đây đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Bà (Hải Phòng), năm 1977 mới sáp nhập với huyện Cát Hải (Hải Phòng) thành huyện Cát Hải mới. Trước đây đảo thuộc tỉnh Quảng Yên, sau thuộc khu Hồng Quảng, đến năm 1956 mới chuyển về thành phố Hải Phòng. Ảnh: Travel.
Phía Đông Nam của đảo có vịnh Lan Hạ, phía Tây Nam có vịnh Cát Gia. Một số bãi cát nhỏ nhưng sạch, sóng không lớn thuận tiện cho phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng. Ảnh: Abook.
Trên biển xuất hiện nhiều núi đá vôi đẹp tương tự vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Ở một số đảo nhỏ, cũng có nhiều bãi tắm đẹp. Ảnh: Xóm nhiếp ảnh.
Quần đảo Cát Bà có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rặng san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng, là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm các yêu cầu của khu dự trữ sinh quyển thế giới theo quy định của UNESCO. Ảnh: Dulichhaiphong.
Ảnh: Baohaiphong.