Một ngày nào đó, các chiến dịch kêu gọi hiến tạng có thể sẽ trở nên lỗi thời.

Với thành quả đột phá mà truyền thông Israel gọi là “đầu tiên trên thế giới”, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv đã in 3D một trái tim nhỏ từ mô người, với cấu tạo bao gồm các mạch máu, collagen (protein, thành phần chính của mô liên kết) và phân tử sinh học.

Tuy nhiên, theo trang Haaretz (của Israel) thì công nghệ này hãy còn rất nhiều điều phải hoàn thiện, ngoài ra cần chờ thêm nhiều năm nữa để có thể chuyển sang cấy ghép cho người – vốn có trái tim mang kích cỡ của một con chuột đồng, tức tương đối lớn, mà công nghệ hiện giờ vẫn chưa thể chế tạo được.


“Để hoạt động được thì các tế bào tim cần hình thành khả năng bơm; Hiện tại, mặc dù đã có thể co bóp, nhưng vẫn cần phải tìm cách kết hợp chúng lại với nhau” – nhà khoa học hàng đầu, trưởng nhóm Tal Dvir nói với Haaretz. “Đây là lần đầu tiên, bởi chưa có ai và ở đâu thiết kế và in thành công toàn bộ trái tim với đầy đủ các tế bào, mạch máu, tâm thất và khoang” – Dvir nhấn mạnh.

Theo bài báo công bố trên Advanced Science, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một loại hydrogel (gel nước) được cá nhân hóa để tạo thành bioinks (mực sinh học). Ngoài ra, loại hydrogel này có nguồn gốc từ các mô mỡ được trích xuất từ cơ thể những người tình nguyện tham gia thử nghiệm.

Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên công nghệ in 3D được sử dụng để in nội tạng, chẳng hạn một nhóm các nhà khoa học tại Đại học ETH Zurich (Thụy Sĩ) cũng đã từng chế tạo thành công một trái tim nhân tạo nhờ công nghệ in 3D (năm 2017), nhưng thay vì mô người, họ đã sử dụng một vật liệu linh hoạt hơn.

Nguồn: https://www.haaretz.com/science-and-health/.premium-israeli-scientists-print-world-s-first-3-d-heart-1.7124321