Trang chủ Search

điều-kiện-khí-hậu - 241 kết quả

Nông nghiệp Việt Nam: Những vấn đề tồn tại

Nông nghiệp Việt Nam: Những vấn đề tồn tại

Trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta phải thừa nhận là, nền nông nghiệp nước ta về cơ bản vẫn là nền sản xuất thô về sản phẩm, thấp về đẳng cấp, tiêu tốn nhiều nguồn lực, ứng dụng KH&CN và cơ giới hóa trong nông nghiệp còn khiêm tốn, sức cạnh tranh với khu vực và thế giới chưa cao; thậm chí, ở một số lĩnh vực còn đi sau thế giới khá xa.
Giảm hư hỏng trái thanh long bằng chế phẩm trichobrachin

Giảm hư hỏng trái thanh long bằng chế phẩm trichobrachin

Dịch chiết trichobrachin do Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM nghiên cứu sản xuất giúp bảo quản thanh long được 15 ngày ở nhiệt độ thường và giảm hư hỏng hơn 80% so với việc không sử dụng chất bảo quản.
Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý “Hàm Yên” cho sản phẩm quả cam sành

Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý “Hàm Yên” cho sản phẩm quả cam sành

Ngày 07/10/2020, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 4010/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00085 cho sản phẩm cam sành “Hàm Yên”. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Công nghệ khai thác ảnh vệ tinh: Mô hình dự báo năng suất cây ngô

Công nghệ khai thác ảnh vệ tinh: Mô hình dự báo năng suất cây ngô

Quy trình công nghệ khai thác ảnh vệ tinh do Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Đại học bang Kansas (Hoa Kỳ) hợp tác xây dựng được kỳ vọng sẽ là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội cho nghiên cứu cũng như tư vấn chính sách quản lý sản xuất – kinh doanh cây ngô và cây trồng nói chung trong tương lai.
Bộ KH&CN: Thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới thích ứng biến đổi khí hậu

Bộ KH&CN: Thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới thích ứng biến đổi khí hậu

Ngày 20/7, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1055/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thu gom nước mưa đưa vào lòng đất

Thu gom nước mưa đưa vào lòng đất

Nhìn vào tình trạng khan hiếm nước ngày càng nghiêm trọng đang diễn ra ở nhiều nơi, người ta dễ nghĩ Việt Nam đang thiếu nước. Nhưng PGS.TS Đoàn Văn Cánh, Chủ tịch hội Địa chất thủy văn Việt Nam cho rằng chúng ta không thiếu nước mà chính xác hơn là chưa biết cách khai thác hợp lý, ví dụ như tích nước trong mùa mưa để phân bổ lại trong mùa khô.
Siberia: Nắng nóng kéo dài 6 tháng do biến đổi khí hậu

Siberia: Nắng nóng kéo dài 6 tháng do biến đổi khí hậu

Trong đợt nóng triền miên kéo dài từ tháng 1 đến tháng 6 vừa qua ở Siberia, có ngày nhiệt độ lên đến 38°C. Theo một nhóm các nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới, đơt nóng này hầu như không có khả năng xảy ra nếu khí hậu không bị ấm lên do khí thải nhà kính.
Đài Loan trở thành thủ phủ nghiên cứu cá cảnh nhờ khoa học

Đài Loan trở thành thủ phủ nghiên cứu cá cảnh nhờ khoa học

Đối với nhiều người trong ngành, Đài Loan là một trung tâm nghiên cứu cá cảnh hàng đầu thế giới. Vai trò này lại càng được tăng cường nhờ một loạt những khóa học chuyên sâu do Đại học Quốc gia Khoa học & Công nghệ Bình Đông (NPUST) cung cấp.
Diêm mạch: Một gợi ý cho bài toán hạn mặn

Diêm mạch: Một gợi ý cho bài toán hạn mặn

Không phải là người đầu tiên mang diêm mạch về Việt Nam nhưng thông qua dự án của Bộ KH&CN, PGS. TS Nguyễn Việt Long và cộng sự đã thử nghiệm các mô hình trồng diêm mạch trên nhiều khu sinh thái khác nhau để mong tìm một lời giải thiết thực cho bài toán hạn mặn ở Việt Nam, qua đó góp phần giúp những người nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu.
Viện Công nghệ sinh học tận dụng rơm rạ, trấu trong chế phẩm xử lý nước nhiễm dầu

Viện Công nghệ sinh học tận dụng rơm rạ, trấu trong chế phẩm xử lý nước nhiễm dầu

Việc tận dụng rơm rạ, trấu để sản xuất than sinh học trong chế phẩm xử lý nước nhiễm dầu sẽ góp phần hạn chế việc đốt rơm rạ, gây ô nhiễm môi trường sau mỗi mùa gặt.