Trang chủ Search

Mai-Anh-Tuấn - 75 kết quả

Lịch sử thế giới nhìn từ cà phê

Lịch sử thế giới nhìn từ cà phê

“Ngày 1 tháng 9 năm 1939, các trận đánh blitzkieg [chớp nhoáng] của Hitler gây bão tố qua biên giới Ba Lan. Châu Âu chìm trong khói lửa chiến tranh, và một thị trường với nhu cầu 10 triệu bao cà phê - gần đến một nửa lượng tiêu thụ của thế giới thời điểm đó - đóng sầm lại”.
Bắc Kỳ tạp lục

Bắc Kỳ tạp lục

Năm 1882, Henri Emmanuel Souvignet, giáo sĩ truyền giáo thuộc Hội Thừa sai Paris, bấy giờ mới 27 tuổi, lần đầu đặt chân đến Bắc Kỳ. Sau một thời gian ngắn tham gia đào tạo giáo sĩ trẻ tại phía nam Hà Nội, năm 1893, ông được cử về coi sóc giáo phận Phủ Lý.
“Tâm lý người an nam”: Đúng đối tượng, sai phương pháp và mục đích

“Tâm lý người an nam”: Đúng đối tượng, sai phương pháp và mục đích

Tâm lí người An Nam (NXB Hội Nhà văn & Nhã Nam, 2019) của Paul Giran dễ khiến người đọc hôm nay bất đồng gay gắt, không phải vì tác giả chủ ý chỉ ra những đặc tính kém cỏi trong tính cách, tiến trình lịch sử, tri thức, xã hội và chính trị An Nam mà chủ yếu vì ông lấy đó làm sở cứ để hợp thức hóa cái nhìn thực dân xem thường các quốc gia thuộc địa.
Làng báo Sài Gòn 1916-1930

Làng báo Sài Gòn 1916-1930

Làng báo Sài Gòn 1916-1930 của Philippe M. F. Peycam không phải là chuyên khảo giới thiệu chung chung về báo chí Sài Gòn mà tập trung một cách cao độ vào sự sinh thành, hoạt động, phát triển và tàn lụi của báo chí chính trị tại một trong những thủ phủ quan trọng của chính quyền Đông Dương.
Phép tính của một nho sĩ

Phép tính của một nho sĩ

Mặc dù chưa phải là những gì “Trần Vũ” nhất, chưa làm độc giả lập tức bần thần và nháo nhào hỏi về tác giả đặng tìm kiếm tất cả cái viết của ông, thỏa mãn cuộc đọc có lẽ còn lâu mới hết hưng phấn nhưng Phép tính của một nho sĩ cũng phần nào cho thấy một Trần Vũ không giống với phần lớn các tác giả truyện ngắn Việt Nam đương đại.
Khi Khá Bảnh, Ngọc Trinh… bước vào đề Văn

Khi Khá Bảnh, Ngọc Trinh… bước vào đề Văn

Việc Trường THPT Kiến Thụy (Hải Phòng) mới đây ra đề thi học sinh giỏi Văn lớp 11 có dữ liệu liên quan đến hiện tượng “Khá Bảnh”, theo tôi, là đỉnh điểm cẩu thả trong khâu xây dựng, thiết kế đề thi. Nhưng thực ra, trước đó, cũng có khá nhiều đề Văn có chung đặc điểm phản giáo dục.
Một nền giáo dục Việt Nam mới

Một nền giáo dục Việt Nam mới

Có thể nói, loạt đề đạt của Thái Phỉ trong Một nền giáo dục Việt Nam mới (1941; NXB Tri thức tái bản 2018) thể hiện tâm huyết, trí lực của bậc thức giả ưu thời, và cho dẫu mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa và trước tiên ứng với thời đoạn 1940, nó thực sự đáng tham khảo cho cả hôm nay bởi vấn đề cải cách giáo dục luôn luôn nóng hổi.
Tìm lại hào quang của đô thị Hà Nội xưa

Tìm lại hào quang của đô thị Hà Nội xưa

Chọn nhạc sĩ tài danh Đoàn Chuẩn làm đối tượng nghiên cứu nhưng Một thời Hà Nội hát (NXB Trẻ, 2018) của Nguyễn Trương Quý còn tiếp cận và dựng lại cả đời sống giải trí Hà Nội quãng 1947-1958.
“Sáng tạo” của Nguyễn Gia Trí

“Sáng tạo” của Nguyễn Gia Trí

Những suy tưởng, đúc kết, chiêm nghiệm nghệ thuật của họa sĩ tài danh Nguyễn Gia Trí (1908-1993) đã được học trò ghi lại trong cuốn sách có cái tên thật ngắn gọn nhưng luôn là nan đề lớn và hấp dẫn cho bất kì ai: Sáng tạo (1)
Kinh Thi Việt Nam

Kinh Thi Việt Nam

Kinh Thi Việt Nam (1940) của Trương Tửu (1913-1999) từng tồn tại ở một khoảng im ắng kéo dài, nhưng giờ đây nhìn lại, công trình này rất xứng đáng để đọc một cách cẩn thận và hơn nữa, để có thể giải thích vì sao, nó chưa phải là đỉnh cao nhưng là bước ngoặt quan trọng trong đời học thuật Trương Tửu.