Hình thành và phát triển các mô hình KH&CN, điển hình là các khu CNC với những kết quả nổi bật đã minh chứng cho hướng đi đúng đắn của Thành phố.
Kể từ khi dự án đầu tiên đi vào hoạt động năm
2005, đến nay, Khu CNC Tp.HCM đã có 40 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất,
nghiên cứu, đào tạo, cung ứng dịch vụ CNC trong số 71 dự án được cấp phép, với
tổng vốn đầu tư là 4.250,8 triệu USD. Khu CNC đã góp phần quan trọng trong việc
nâng dần hàm hàm lượng KH&CN thông qua các sản phẩm CNC như chipset, SoC và
CPU, thiết bị đọc mã vạch, thẻ thông minh các loại, dược phẩm, thuốc chữa bệnh,…Không
chỉ xác định hướng tập trung thu hút các công ty CNC có tên tuổi trên thế giới
(Intel, Samsung, Nidec, Sanofi,…), có công nghệ nguồn để đầu tư vào Việt Nam, khu
CNC còn ưu tiên thu hút các doanh nghiệp và viện nghiên cứu, đào tạo công nghệ
uy tín trong nước như Tập đoàn FPT, Viện Dầu khí, Viện CNC HUTECH,…
Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu triển khai,
ươm tạo và đào tạo cũng đạt được nhiều thành quả. Trung tâm Nghiên cứu triển
khai đang thực hiện chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp sản phẩm carbon nano
tube và pin nhiên liệu, than nano lỏng, mực in laze, ứng dụng công nghệ nano từ
trong bộ kít chẩn đoán bệnh, nghiên cứu chế tạo kít sinh học, chip cảm biến áp
suất,…
Đặc biệt, mới đây, Trung tâm đã tuyên bố công nghệ đột phá về diode năng
lượng với khả năng sản xuất sản phẩm thương mại như linh kiện chỉnh lưu FRED hoặc
JBS. Đồng thời chế tạo thành công vật liệu mới nanocurcumin từ cây nghệ vàng,
giúp gia tăng ứng dụng và giá trị của cây nghệ trong điều chế thực phẩm chức
năng và dược phẩm của Việt Nam.
Trung tâm đào tạo phối hợp với Tập đoàn Microsoft thành lập Trung tâm Sáng tạo
Microsoft duy nhất tại Việt Nam,
mở ra bước tiến quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao công nghệ
thông tin.
Hoạt động ươm tạo doanh nghiệp CNC qua 6 năm
thành lập cũng đã chứng tỏ được hướng đi đúng đắn khi có một dự án chăm sóc sức
khỏe được “tốt nghiệp”. Đồng thời đang tiếp tục ươm tạo cho 6 dự án khác. Đặc
biệt, dự án Phòng Thí nghiệm cho các ứng dụng di động cho toàn khu vực Đông
Dương được thành lập năm 2012, góp phần nâng cao khả năng nghiên cứu, phát triển
các sản phẩm phần mềm ứng dụng.
Để đạt được những thành tích ấn tượng nói trên,
ông Dương Minh Tâm – Phó Trưởng BQL Khu CNC cho biết, Khu CNC Tp.HCM đã thực hiện
xuất sắc công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. Bước qua cột mốc 12 năm,
Khu CNC đang tập trung nguồn lực xây dựng hạ tầng giai đoạn II để hoàn chỉnh
Khu CNC trở thành một khu kinh tế - kỹ thuật đặc biệt. Song song đó, Khu tiếp tục
tích cực thu hút các dự án về sản xuất CNC, dịch vụ CNC, tập trung kêu gọi các
dự án R&D, đào tạo, ươm tạo CNC vào Khu Không gian Khoa học.
Lan tỏa mạnh mẽ và làm giàu với nông nghiệp
CNC
Được đầu tư xây dựng từ
năm 2004, Khu Nông nghiệp CNC Tp.HCM là Khu Nông nghiệp CNC đầu tiên của cả nước.
ThS. Đinh Minh
Hiệp, Trưởng ban Quản lý Khu NNCNC Tp.HCM cho biết, các đơn vị
trong Khu đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật tiên tiến như hệ thống
bioreactor, nuôi cấy ngập chìm tạm thời, công nghệ phôi vô tính trong nhân giống
một số lại cây trồng, hoa lan, cây cảnh có giá trị xuất khẩu cao. 5 năm qua, Khu đã cung cấp cho thị trường 59,5 tấn hạt giống F1 chất lượng
cao các loại, 61.4
ngàn túi meo giống nấm và 647 ngàn túi phôi 11.438 lít chế phẩm sinh học,… doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng.
Đến nay, Khu xây dựng
được một số các mô hình trình diễn sản xuất ứng dụng nông nghiệp CNC. Điển hình
như mô hình sản xuất rau ăn lá và rau gia vị theo hướng thủy canh, trồng trên
giá thể cung cấp dinh dưỡng bằng hệ thống tưới nhỏ giọt. Mô hình sản xuất dưa
lưới trồng trong nhà màng trên giá thể cung cấp dinh dưỡng qua hệ thống tưới nhỏ
giọt cho năng suất bình quân đạt 3 tấn/1.000m2/1 vụ. Sản phẩm đạt chất lượng
tiêu chuẩn VietGAP, được thị trường chấp nhận, lợi nhuận trên 400 triệu đồng/ha/năm.
Mô hình hoa lan tập trung phát triển các loại có giá trị kinh tế cao. Khu cũng đã
thử nghiệm thành công phương pháp cho lan Hồ Điệp ra hoa tại Củ Chi. Mô hình cà
chua bi chịu nhiệt, trồng trong nhà màng phù hợp với điều kiện Tp.HCM, đã triển
khai 3 mô hình cho các đơn vị bên ngoài Khu…
Các mô hình trình diễn
đã thu hút được sự quan tâm của người dân và tác động trong nhận thức chuyển từ
canh tác truyền thống sang hướng sản xuất nông nghiệp CNC đem lại giá trị kinh
tế cao. Từ các hoạt động trình diễn này, Khu đã chuyển giao 20 mô hình cho các
tỉnh, thành khác. Không chỉ những doanh nghiệp, người dân ở Tp.HCM được thụ hưởng
những thành quả từ việc phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC mà các tỉnh thành
khác như Phú Yên, An Giang, Vĩnh Long cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Khu
Nông nghiệp CNC Tp.HCM trong việc thu hút đầu tư CNC vào nông nghiệp tại địa
phương.
Những sản phẩm CNC “made in Vietnam” được xuất khẩu ra thị trường thế giới, góp phần tích cực trong chương trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Thành phố thông qua giá trị xuất khẩu lũy kế đạt 7,4 tỷ USD, đóng góp hơn 300 tỷ đồng cho ngân sách hàng năm và tạo ra hơn 21.000 công ăn việc làm”. |