Với kỹ thuật canh tác gắn liền với các điều kiện đặc thù về địa lý, khu vực các xã chân núi Bà Đen và vùng phụ cận đã trở thành vùng chuyên canh mãng cầu lớn nhất cả nước với khoảng 3.000 ha.

Với kỹ thuật canh tác gắn liền với các điều kiện đặc thù về địa lý, khu vực các xã chân núi Bà Đen và vùng phụ cận đã trở thành vùng chuyên canh mãng cầu lớn nhất cả nước với khoảng 3.000 ha.


Với các yếu tố khí tượng thuỷ văn đặc thù phù hợp với cây mãng cầu, các hộ nhà vườn trồng mãng cầu ở khu vực núi Bà Đen có thể canh tác một năm 2 vụ.


Chăm sóc cây mãng cầu. Ảnh: Báo Tây Ninh.
Chăm sóc cây mãng cầu. Ảnh: Báo Tây Ninh.

Người dân trong khu vực áp dụng những thói quen truyền thống trong sản xuất mãng cầu, sử dụng phân hữu cơ trong chăn nuôi để chăm sóc mãng câu, trồng các loại cây họ đậu để làm phân xanh bổ sung dinh dưỡng cho đất.

Cùng với đó, những kỹ thuật chăm sóc như tỉa cành, xử lý ra hoa, tỉa trái non để cho quả mãng cầu phát triển tốt, tạo dinh dưỡng và chất lượng được người dân truyền thụ cho nhau qua thời gian, trở thành những đặc trưng về kỹ thuật của vùng đất này.

Sau mỗi vụ thu hoạch, kết hợp việc dưỡng cây, ngừng cung cấp nước, sự khô hạn có thời hạn giúp sự phá miên trạng mần hoa cùng với việc tuốt lá, bấm cành, bón phân, sau đó tưới nước trở lại, ít ngày sau mãng cầu nhú chồi non, bổ xung phân hỗ trợ phân hóa mầm hoa.

Cùng với việc chọn thời vụ canh tác, xử lý ra hoa vào các tháng khác nhau mà ở khu vực núi Bà Đen – Tây Ninh trái mãng cầu có quanh năm.