Sở KH&CN Đồng Nai đã tổ chức đánh giá đề tài “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật xử lý ra hoa nghịch vụ, khắc phục sượng trái và hỗ trợ phát triển thương hiệu cho loại trái cây đặc sản măng cụt trồng ở Đồng Nai” do TT NC Cây ăn quả Đông Nam bộ thực hiện.
Trên cơ sở nghiên cứu về hiện trạng canh tác và các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa, sượng trái măng cụt, đề tài đã hoàn thiện quy trình xử lý ra hoa sớm cho măng cụt và đã xây dựng quy trình xử lý ra hoa sớm và ứng dụng thực hiện mô hình 0,5 ha tại Long Khánh.
Kết quả cho thấy mô hình xử lý ra hoa sớm so với vườn đối chứng (ra hoa tự nhiên) thì cây ra hoa sớm hơn 58,57 ngày; thu hoạch sớm hơn 55,71 ngày (thu hoạch sớm vào tháng 4 so với ra hoa tự nhiên thu hoạch vào tháng 6); tăng tỷ lệ chồi ra hoa; tăng năng suất; tỷ lệ quả bị sượng thấp 13,13% và tăng hiệu quả kinh tế.
Ảnh minh họa.
Đề tài cũng đã xây dựng được 2 ha mô hình canh tác măng cụt thời kỳ kiến thiết cơ bản theo hướng VietGAP tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh họ Đồng Nai.
Đặc biệt, đề tài đã hoàn thành hồ sơ đăng ký nhãn hiệu “măng cụt Xuân Lập” cho Tổ hợp tác Cây sầu riêng măng cụt Xuân Lập và đã tổ chức xong 2 lớp tập huấn cho 80 nhà vườn về kỹ thuật kỹ thuật canh tác và xử lý ra hoa cho măng cụt tại xã Nhân Nghĩa (huyện Cẩm Mỹ) và xã Xuân Lập (thị xã Long Khánh).
Thành viên hội đồng đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu và đồng ý nghiệm thu, đồng thời đề nghị đề tài cần tiếp tục nghiên cứu phát triển xây măng cụt theo hướng bền vững.
Theo Sở KH&CN Đồng Nai