Hồng Điện Biên không có hạt thực và có 8 hạt giả, trước khi thu hoạch có màu vàng sáng, để chín trên cây có màu cam.

Kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau quả, Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp miền núi phía Bắc cho thấy, hồng Điện Biên là loại cây thân gỗ lâu năm, có dạng tán hình tháp.


Lá dạng ovan, đầu lá nhỏ, mép lá phẳng, gân lá màu trắng xanh, mặt dưới lá không có lông tơ. Kích thước lá tương đối lớn thể hiện sức sinh trưởng khỏe và khả năng quang hợp tốt do bề mặt tiếp xúc với không khí và ánh sáng mặt trời lớn.


Quả hồng Điện Biên có hình trụ dài, hơi vuông có khía nhẹ ở chóp quả. Ảnh: Quang Thưởng
Quả hồng Điện Biên có hình trụ dài, hơi vuông có khía nhẹ ở chóp quả. Ảnh: Quang Thưởng

Quả hồng Điện Biên có hình trụ dài, hơi vuông có khía nhẹ ở chóp quả, đỉnh quả lõm, tai quả to dày và hơi cụp xuống. Đặc biệt, quả có chiều dài trung bình là 8,7cm, đường kính trung bình 5,7cm và trọng lượng trung bình 134,6 g/quả - lớn hơn nhiều so với các giống hồng địa phương khác (gấp 2 lần hồng Hạc Trì và gần 5 lần hồng Quản Bạ, Hà Giang).

Năng suất hồng Điện Biên trên 10 năm tuổi trung bình đạt 49,6 kg/cây, tương ứng với 16,36 tấn/ha (với mật độ 330 cây/ha).


Hoa đơn 4 cánh màu vàng nhạt. Ảnh: Quang Thưởng
Hoa đơn 4 cánh màu vàng nhạt. Ảnh: Quang Thưởng

“Chính vì thế, hồng Điện Biên được xác định là giống bản địa quý tại địa phương, là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, do phẩm chất quả ngon, đồng thời chín vào dịp tết nguyên đán nên người trồng bán rất được giá” - ông Hà Quang Thưởng - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau quả - cho biết.