Hội nghị nghiệm thu kết quả đề tài “Thử nghiệm sản xuất giống cá rô (Anabas testudineus) và cá mè trắng (Hypophthaalmychthis molitrix) tại Trường Đại học Bạc Liêu” vừa được tổ chức.
Hội đồng nghiệm thu gồm: ThS Phạm Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở KH&CN Bạc Liêu làm Chủ tịch hội đồng; TS Nguyễn Thu Dung, Trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu - Phản biện 1, ThS Nguyễn Văn Hoàng, Giáo viên Khoa Nông nghiệp, Trường Cao Đăng Kinh tế Kỹ thuật Bạc Liêu - Phản biện 2 và các Ủy viên gồm có TS Lê Thị Bé, TS Mai Nam Hùng, ThS Phạm Hồng Đấu, CN Huỳnh Thanh Song.
Đề tài “Thử nghiệm sản xuất giống cá rô (Anabas testudineus) và cá mè trắng (Hypophthaalmychthis molitrix) tại Trường Đại học Bạc Liêu”được thực hiện nhằm sản xuất giống loài cá rô và cá mè trắng đến giai đoạn cá bột trong điều kiện nguồn nước ngầm của Trường và góp phần triển khai nhân rộng quy trình; Góp phần hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, nghiên cứu cho các sinh viên và xây dựng quy trình sản xuất giống cá rô và cá mè trắng.
Ảnh minh họa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Về môi trường trước khi thí nghiệm: Các điều kiện thủy lý hóa của nguồn nước ngầm và nước song hậu điều nằm trong khoảng thích hợp cho sản xuất giống cá rô và mè trắng.
Về sản xuất giống: Nguồn nước ngầm tại Trường Đại học Bạc Liêu sau khi lắng lọc, xử lý hóa chất thì hoàn toàn có khả năng phục vụ sản xuất giống
Về sản xuất giống cá rô: Tỷ lệ thụ tinh của trứng cá rô đạt từ 84,3-85,3% và tỷ lệ nở của trứng cá rô cao 87,7-90%; Tỷ lệ dị hình đạt thấp nhất là 3,67%; tỷ lệ sống của cá bột đạt 73,7%.
Về sản xuất giống cá mè trắng: Tỷ lệ thụ tinh của trứng cá mè trắng đạt 78-79,3%; tỷ lệ nở của trứng cá mè trắng 54%; Tỷ lệ sống 13,4% và tỷ lệ dịnh hình lần lượt theo nghiệm thức 1,2,3,4, 5 lần lượt là 5,7%, 33,3%, 52,3%, 66,3%, 74,3%.
Để phát triển nghề nuôi cá rô và cá mè trắng một cách có hiệu quả và bền vững, ngoài việc giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ thì việc chọn tạo con giống có chất lượng cao và cải tiến quy trình nuôi để tăng năng suất nuôi, hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh là rất cần thiết. Khó khăn lớn nhất đối với nuôi cá rô và cá mè trắng là việc cung cấp con giống có chất lượng cao đến tay nông dân. Trước khó khăn đó tại Trường Đại học Bạc Liêu đã đưa ra giống cá rô và cá mè trắng, nâng cao tốc độ tăng trưởng, cải thiện năng suất nuôi để đáp ứng nhu cầu này.
Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đã bỏ phiếu đánh giá kết quả đề tài, với kết quả đánh giá xếp loại Khá.