Trồng rau sạch bằng điện thoại; Tp.Hồ Chí Minh xây dựng đô thị thông minh; Áp dụng phương pháp mới điều trị ung thư đại trực tràng... là những thông tin khoa học công nghệ đáng chú ý chiều ngày 25/7.
Hà Nội: Lắp đặt wi-fi miễn phí trên các tuyến xe buýt
Ngoài việc cung cấp wi-fi miễn phí trên tuyến buýt 86 (ga Hà Nội - sân bay Nội Bài), Tổng Công ty Vận tải Hà Nội cũng sẽ tiếp tục triển khai lắp thử nghiệm dịch vụ miễn phí này trên tuyến buýt số 11 (công viên Thống Nhất – đại học Nông nghiệp Hà Nội) và số 12 (công viên Nghĩa Đô - Đại Áng). Trong quý III năm 2016, Công ty sẽ hoàn thiện lắp đặt wi-fi miễn phí trên 200 xe buýt, tiến tới triển khai trên toàn bộ xe buýt do đơn vị quản lý. (
XEM THÊM)
Phát hiện đột phá về gene ung thư vú
Hai nghiên cứu về thụ thể estrogen được xem là bước đột phá trong việc tìm hiểu về bệnh ung thư vú. Nghiên cứu thứ nhất của trường Đại học Pittsburgh đã phân tích các đột biến không di truyền ở gen ESR1 trên 122 mẫu khối u ung thư vú. Gene cung cấp chỉ dẫn để tạo ra các thụ thể estrogen, có mặt ở 80% thụ thể estrogen và có thể cho phép estrogen chi phối sự phát triển của ung thư vú. Nghiên cứu thứ hai đã phân tích để xác định 5 biến đổi di truyền có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển một số týp ung thư vú cụ thể. Những nghiên cứu này giúp cải thiện công tác phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị ung thư vú trong những năm tới. (
XEM THÊM)
Chế tạo áo khoác tàng hình
Các nhà khoa học London nghiên cứu để tạo nên một lớp phủ làm từ chất chiết xuất nanocomposite khúc xạ có tính dẫn điện. Lớp phủ này làm cho sóng điện từ bị phân tán trên bề mặt của đối tượng và không thể phản hồi lại. Về cơ bản, công nghệ này làm cho các đối tượng có bề mặt cong sẽ trở thành bằng phẳng dưới sự quan sát bằng sóng điện từ. Công nghệ này được nghiên cứu dựa trên nguyên tắc quang học chuyển đổi, là nền tảng chính trong việc tạo ra một chiếc áo choàng tàng hình thật sự. (
XEM THÊM)
Cây lọc không khí nhân tạo
Các nhà khoa học Boston tìm ra một giải pháp mới - cây nhân tạo để làm sạch môi trường. Cây có thể lọc được khí carbon dioxide, được đặt tại những nơi đất khó trồng cây, những vỉa hè ít đất. Một khi công nghệ này được hoàn thiện, chi phí để lọc khí carbon dioxide khỏi bầu không khí là 100 USD/tấn. (
XEM THÊM)
Tp.Hồ Chí Minh xây dựng đô thị thông minh
Tại buổi làm việc giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc với Lãnh đạo Tp.HCM, ông Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị Tp.HCM cần sớm xây dựng TP.HCM thành đô thị thông minh giai đoạn 2020-2025, với các nội dung: Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung và quy hoạch thông minh của thành phố; quản lý ngành và các dịch vụ thông minh; tăng cường sự tham gia và sáng kiến của người dân;... TP.HCM hiện đang triển khai thực hiện 7 giải pháp, trong đó, xây dựng thành phố thông minh là giải pháp quan trọng, cấp bách hiện nay. (
XEM THÊM)
Trồng rau sạch bằng điện thoại
Anh Nguyễn Đức Huy (Đà Lạt) nghiên cứu, thiết lập “VietPorics Control System – Hệ thống kiểm soát VietPorics” để phục vụ sản xuất. Hệ thống được lắp đặt cùng một lập trình chứa các thông số nguồn vô sinh và hữu sinh trên cây trồng, cài đặt sẵn trong chiếc điện thoại thông minh và máy tính xách tay. Nguyên lý hoạt động của hệ thống kiểm soát là các cục thu thập dữ liệu được lắp đặt tại vị trí có những loại rau khác nhau trong vườn. Chúng sẽ tự động nhận dữ liệu truyền về bộ điều khiển rồi truyền về thiết bị được kết nối với máy tính, điện thoại thông minh qua sóng wifi. (
XEM THÊM)
Kính tiết kiệm năng lượng
Nhà máy Kính tiết kiệm năng lượng Viglacera đã chủ động đầu tư dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng. Đây là dự án đầu tiên tại khu vực Ðông Nam Á sản xuất được dòng sản phẩm này. Loại kính này tiết kiệm năng lượng điện sử dụng điều hòa lên tới 45%, ngăn cản gần như tuyệt đối (99%) tia tử ngoại. (
XEM THÊM)
Kiều Anh (Tổng hợp)