Tháng 8/2016: Thử nghiệm chỉnh sửa gene trên người; Sáng kiến khử trùng bịch phôi trong trồng nấm; Máy khắc sản phẩm bằng laser; Tìm ra kim loại cứng rắn gấp 4 lần so với Titan;... là những thông tin Khoa học công nghệ đáng chú ý chiều 23/7.


Tháng 8/2016: Thử nghiệm chỉnh sửa gene trên người

Các nhà khoa học Trung Quốc sẽ thử nghiệm áp dụng kỹ thuật chỉnh sửa geneCrisprtrên bệnh nhân ung thư phổi. Crispr là công nghệ đột phá giúp các nhà khoa học tùy chỉnh bộ mã di truyền ADN một cách chính xác, bằng việc cắt một mẩu ADN từ tế bào người và thay thế nó bằng một đoạn mã di truyền khác thông qua sử dụng một loại enzyme được lập trình đặc biệt có tên Cas9. Tế bào miễn dịch được trích xuất từ máu bệnh nhân, sử dụng Crispr để chèn một đoạn mã mới giúp hệ thống miễn dịch của người bệnh tập trung tiêu diệt tế bào ung thư. Những tế bào máu này sau khi trích xuất sẽ được truyền lại vào máu người bệnh.(XEM THÊM)

Tế bào miễn dịch trong máu người bệnh sẽ được chèn mã di truyền mới giúp tăng cường khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.
Tế bào miễn dịch trong máu người bệnh sẽ được chèn mã di truyền mới

Sáng kiến khử trùng bịch phôi trong trồng nấm

Ông Đỗ Đình Hòa, (Bình Định) đã có sáng kiến trong việc đảm bảo nhiệt độ khử trùng bịch phôi nấm. Lò khử trùng được thiết kế thêm 1 bộ phận nâng nhiệt bằng một hộp sắt hàn kín, bên trong rỗng. Hộp sắt được nối với 1 ống sắt thông từ nồi áp suất để dẫn nhiệt ẩm vào nơi khử trùng bịch phôi. “Thiết bị” này được gắn bên cạnh đáy chảo, dùng lửa có sẵn trong lò để nung nóng làm cho nhiệt độ lò khử trùng bịch phôi tăng cao, đạt khoảng 160oC. Nhờ sáng kiến này đã đảm bảo khử trùng các bịch phôi nấm, tỷ lệ thành phẩm bịch phôi nấm đạt chuẩn tăng từ 75 – 80% lên 98%. (XEM THÊM)

Ông Đỗ Đình Hòa chăm sóc nấm thành phẩm
Ông Đỗ Đình Hòa chăm sóc nấm thành phẩm

Máy khắc sản phẩm bằng laser

Nhóm sinh viên ĐH Đông Á (Đà Nẵng) đã nghiên cứu chế tạo lắp ráp máy CNC khắc sản phẩm bằng laser, có tiềm năng ứng dụng cao trong đời sống, đặc biệt là phục vụ du lịch. Máy có vỏ bằng nhôm và hoạt động với bo mạch mới Arduiino, vận hành trên nền tảng hai phần mềm Inkscape và Universal-G-code-Sender. Công suất của máy có thể đạt 10 phút/ hình ảnh cỡ 20x20 cm. Nếu thay thế đầu laser trong máy bằng các công cụ khác như bút, mũi khoan hoặc kim,… thì máy có thể vẽ tranh, tiện hoặc thêu, in 3D. (XEM THÊM)

Những sản phẩm được tạo ra từ chiếc máy CNC
Những sản phẩm được tạo ra từ chiếc máy CNC

Phát hiện thêm 104 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, trong 104 hành tinh mới này, có nhiều hành tinh to gấp đôi Trái đất và có nhiệt độ trên 1000oC do ở khoảng cách quá gần với ngôi sao mẹ. Có 21 hành tinh nằm trong vùng có sự sống của ngôi sao mẹ và 4 hành tinh có thể cấu tạo bằng đá giống với Trái Đất. (XEM THÊM)

104 hành tinh mới được phát hiện
104 hành tinh mới được phát hiện

Tìm ra kim loại cứng rắn gấp 4 lần so với Titan

Các nhà vật lý Mỹ đã được tạo ra một kim loại siêu cứng trong phòng thí nghiệm, bằng cách trộn lẫn hỗn hợp nóng chảy của vàng và Titanium (titan). Hợp kim mới này cứng rắn gấp 4 lần so với titan tinh khiết và sẽ được sử dụng trong cấy ghép y tế. Theo các nhà khoa học, hợp chất này cho phép kéo dài tuổi thọ của răng và khớp thay thế. (XEM THÊM)

Hợp chất siêu cứng giúp kéo dài tuổi thọ của răng và khớp thay thế
Hợp chất siêu cứng giúp kéo dài tuổi thọ của răng và khớp thay thế

Độc đáo nuôi cá bằng hệ thống lồng nhựa

Thạc sỹ Hoàng Văn Hợi (Nghệ An) đã nghiên cứu và chế tạo ra hệ thống lồng nuôi cá bằng nhựa với chi phí thấp. Hệ thống được làm bằng những chất liệu có độ bền cao, nên khác phục được những nhược điểm của các hệ thống lồng hiện nay như thời gian sử dụng ngắn, chi phí đầu tư cao, chưa đáp ứng được điều kiện vùng lòng hồ,... Lồng còn tích hợp hệ thống cho ăn tự động giúp giảm thiểu được tối đa nhân công và thời gian chăm sóc. (XEM THÊM)

Nhân giống thành công sen trắng trong Đại Nội Huế

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã bảo tồn và nhân giống thành công giống sen trắng để trồng ở các hồ trong khu vực Đại Nội Huế. Để có thành công này, Trung tâm đã sưu tầm các giống sen trắng quý hiếm từ trong dân, bắt đầu trồng thí điểm ở hồ Thái Dịch năm 2008. Quá trình triển khai, có lúc thất bại, nhưng từ năm 2015 đến nay, do xử lý được môi trường nước nên việc trồng sen trắng đã thành công. (XEM THÊM)

Sen trắng được nhân giống thành công ở Đại Nội Huế
Sen trắng được nhân giống thành công ở Đại Nội Huế

Đa dạng sinh học giảm dưới ngưỡng an toàn

Theo nghiên cứu của trường Đại học London, phạm vi mất đa dạng sinh học trên toàn cầu có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng của hệ sinh thái và tính bền vững của xã hội loài người. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, đồng cỏ, thảo nguyên và cây bụi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng mất đa dạng sinh học, sau đó đến nhiều cánh rừng và đất rừng trên thế giới. Mất đa dạng sinh học nếu không được kiểm soát sẽ ở mức rất cao, có thể làm suy giảm nỗ lực phát triển bền vững về lâu dài. (XEM THÊM)

Mất đa dạng sinh học không được kiểm soát sẽ ở mức rất cao
Mất đa dạng sinh học không được kiểm soát sẽ ở mức rất cao