Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng thông báo đến các đơn vị, cá nhân có đủ năng lực đăng ký tham gia dự tuyển chủ trì thực hiện một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2023 với các nội dung như sau:
1. Nhiệm vụ: Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp một số sâu bệnh hại chính trên cây sầu riêng tại tỉnh Lâm Đồng.
* Mục tiêu:
- Bổ sung, hoàn thiện quy trình quản lý tổng hợp các loại sâu bệnh hại chính trên cây sầu riêng tại tỉnh Lâm Đồng hiệu quả và an toàn.
- Xây dựng phần mềm nhận diện các loại sâu bệnh hại chính trên cây sầu riêng.
- Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh hại chính trên cây sầu riêng.
* Sản phẩm:
- Báo cáo phân tích hiện trạng, mức độ gây hại và hiệu quả quản lý các loại sâu bệnh hại chính trên cây sầu riêng tại tỉnh Lâm Đồng.
- Báo cáo diễn biến gây hại của các đối tượng hại chính trên cây sầu riêng.
- Quy trình quản lý tổng hợp các đối tượng gây hại chính (nhóm rầy gây hại, sâu đục quả, sâu đục thân, rệp sáp mềm; bệnh xì mủ, cháy lá, thối quả, héo ngọn).
- 03 mô hình phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp (hiệu quả phòng trừ đạt trên 70% và hiệu quả kinh tế tăng 15% so với sản xuất đại trà, diện tích 01ha/mô hình) ở 3 huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng (mỗi huyện 01 mô hình).
- Phần mềm nhận diện các loại sâu bệnh hại chính trên cây sầu riêng (nhóm rầy gây hại, sâu đục quả, sâu đục thân, rệp sáp mềm; bệnh xì mủ, cháy lá, thối quả, héo ngọn).
- Các biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh hại chính trên cây sầu riêng.
- Tập huấn 300 hộ dân sử dụng phần mềm trong phòng trừ sâu bệnh hại trên cây sầu riêng.
- 01-02 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.
* Dự kiến kinh phí: 2.000 triệu đồng
2. Nhiệm vụ: Xây dựng hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc của tỉnh Lâm Đồng và triển khai thí điểm mô hình truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm Cà phê Arabica Đà Lạt và Sầu riêng Đạ Huoai.
* Mục tiêu:
- Xây dựng, quản lý và vận hành Hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Lâm Đồng đảm bảo kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia và sẵn sàng nâng cấp, mở rộng các năm tiếp theo.
- Xây dựng, quản lý và vận hành mô hình thí điểm hệ thống truy xuất nguồn gốc cho 02 sản phẩm: Cà phê Arabica Đà Lạt và Sầu riêng Đạ Huoai đảm bảo kết nối với Hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc của tỉnh, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm quốc gia.
* Sản phẩm:
- Hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tỉnh Lâm Đồng phục vụ cho cơ quan quản lý nhà nước kết nối được với cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia.
- 02 mô hình truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm Cà phê Arabica Đà Lạt và Sầu riêng Đạ Huoai kết nối với cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, và các tiêu chuẩn khác về công nghệ thông tin theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- 03 hội thảo phổ biến Hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc của tỉnh Lâm Đồng và mô hình thí điểm kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm Cà phê Arabica Đà Lạt và Sầu riêng Đạ Huoai.
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng Hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc tỉnh.
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng Hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm Cà phê Arabica Đà Lạt và Sầu riêng Đạ Huoai.
- 03 khóa đào tạo về sử dụng các Hệ thống trên.
- Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng và duy trì Hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc của tỉnh và nhân rộng các mô hình thí điểm theo từng địa phương.
- Báo cáo kết quả thí điểm và đề xuất giải pháp điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc của tỉnh;
- Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt nhiệm vụ.
* Dự kiến kinh phí: 3.000 triệu đồng
3. Nhiệm vụ: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Lâm Đồng” cho sản phẩm mắc ca của tỉnh Lâm Đồng.
* Mục tiêu:
- Thực hiện nghiên cứu điều tra, khảo sát thực trạng sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm Mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Đăng ký thành công nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Lâm Đồng” cho sản phẩm Mắc ca của tỉnh Lâm Đồng.
- Xây dựng mô hình quản lý và hệ thống các công cụ quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Lâm Đồng” cho sản phẩm Mắc ca của tỉnh Lâm Đồng.
- Xây dựng hệ thống các công cụ quảng bá, phát triển thương hiệu cho sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Lâm Đồng”.
- Áp dụng triển khai thí điểm 03 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Lâm Đồng” theo chuỗi giá trị và truy xuất nguồn gốc.
* Sản phẩm:
- Báo cáo kết quả điều tra và khảo sát thực trạng sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm Mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Lâm Đồng” cho sản phẩm mắc ca của tỉnh Lâm Đồng.
- Mô hình quản lý và hệ thống công cụ, phương tiện, quy chế, quy trình, tài liệu phục vụ cho công tác quản lý và kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Lâm Đồng”.
- Hệ thống các công cụ, phương tiện, quy chế, quy trình, tài liệu phục vụ quản lý, kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Lâm Đồng”
- 03 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận Mắc ca Lâm Đồng theo chuỗi giá trị và truy xuất nguồn gốc.
* Dự kiến kinh phí: 1.500 triệu đồng
Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn: theo mẫu quy định đăng trên website http://skhcn.lamdong.gov.vn/ gồm:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức chủ trì;
- Đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN;
- Bản thuyết minh đề cương theo mẫu quy định;
- Lý lịch khoa học của chủ nhiệm và các thành viên;
- Tóm tắt hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì;
- Quyết định cử chủ nhiệm nhiệm vụ của cơ quan chủ trì;
- Văn bản xác nhận đồng ý của tổ chức phối hợp (nếu có);
- Các văn bản pháp lý chứng minh khả năng huy động vốn (nếu có).
Dự toán kinh phí thực hiện theo Quyết định 46/2016/QĐ-UBND ngày 19/8/2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành định mức chi đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước tại tỉnh Lâm Đồng.
Số lượng hồ sơ tham gia tuyển chọn: gồm 15 bộ (trong đó có 02 bản chính, 13 bản sao); hồ sơ được niêm phong và gửi về Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, Tầng 9 Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng, số 36 Trần Phú, Đà Lạt; Điện thoại: (0263) 3822106 - 3821377.
Ngoài bì thư ghi rõ: Hồ sơ tham gia dự tuyển chủ trì nhiệm vụ KH&CN năm 2023; Tên nhiệm vụ KH&CN dự tuyển; Tên đơn vị tham gia dự tuyển chủ trì thực hiện; Họ và tên cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài, dự án KH&CN; Danh mục tài liệu, văn bản trong hồ sơ.
Thời gian nhận hồ sơ: kể từ ngày ra thông báo đến 17h30 ngày 01/4/2023 (theo dấu bưu điện).
Chi tiết xin liên hệ Phòng Quản lý khoa học - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng - Điện thoại: 02633.822106 để được hướng dẫn cụ thể./.