Các nhà nghiên cứu Khoa Sinh học, (ĐH Khoa học Tự nhiên) và ĐH Khoa học Xã hội nhân văn (ĐHQGHN) phối hợp với ĐH Liège, ĐH Mons, ĐH Namur (Bỉ) triển khai, đã xác định được nhiều dược chất quý ở 22 loài thực vật phân bố tại đây như cây mộc tặc, khô sâm, phòng phong thảo...
Họ đã thực hiện các thử nghiệm trên dòng tế bào ung thư vú và dòng tế bào Hela. Kết quả cho thấy, hoạt tính chống viêm nổi trội ở cây bọ mẩy, gắm núi, hoàng liên ô rô lá dày, bòn bọt; hoạt tính kháng khuẩn trên gắm núi, bùm bụp, mạn mân, dạ cẩm; hoạt tính kháng nấm nổi trội ở Hoàng liên ô rô lá dày, gắm núi, đa lá lệch; các hoạt tính kháng virus nổi trội ở cây trứng cuốc, hoàng liên ô rô lá dày, bùm bụp, khổ sâm, bòn bọt, râu hùm, dây đau xương, mộc hương lá nhọn…
Một số kết quả khác của dự án là đào tạo ba nghiên cứu sinh với các đề tài nghiên cứu tại trường đại học Bỉ; 15 bài báo trên các tạp chí quốc tế uy tín; bảy báo cáo tại các hội nghị khoa học quốc tế; đào tạo, bồi dưỡng 13 ông lang bà mế của Tuyên Quang và Hà Giang cùng và 10 sinh viên Trường Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh tham gia quá trình nghiên cứu tại địa phương.
Dự án này được thực hiện từ năm 2017 đến năm2022 với tài trợ của Quỹ trực thuộc Viện Hàn lâm nghiên cứu và giáo dục Đại học Bỉ (ARES).
Anh Vũ