Ngày 4/4 vừa qua đã diễn ra cuộc hợp thường niên Ban chỉ đạo Phát triển Lưới điện Thông minh Việt Nam tại trụ sở của Bộ Công thương. Thành viên Ban chỉ đạo bao gồm đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ KH&CN, Bộ Xây dựng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Trong năm 2019, sẽ có 400 MW điện gió và 2000 MW điện mặt trời được hòa lưới điện, chiếm khoảng 5% tổng công suất điện trên cả nước. Mặc dù con số này phải đạt đến 30%, việc ứng dụng lưới điện thông minh (cho phép điện năng đi theo hai hướng, từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ và ngược lại) mới là bắt buộc nhưng Việt Nam đã phê duyệt đề án phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam với lộ trình đến năm 2022 từ năm 2012.
Tuy nhiên, sau 7 năm, Việt Nam vẫn chưa đạt được mục tiêu trong đề án là lắp đặt và sử dụng hệ thống giám sát điều khiển SCADA để đo đếm ở tất cả các nhà máy điện trên 30 MW và các trạm biến áp từ 110 kW.
Trong cuộc họp này, lần đầu tiên có sự tham gia của tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ – đơn vị tài trợ cho Việt Nam thực hiện Dự án Lưới điện Thông minh cho Năng lượng Tái tạo và Hiệu quả Năng lượng (SGREEE). Bắt đầu khởi động từ năm 2018, SGREEE sẽ hỗ trợ Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công thương và các nhà hoạch định chính sách trong việc hoàn thiện khung pháp lí, nâng cao năng lực và hợp tác kỹ thuật trong việc xây dựng mạng lưới lưới điện thông minh.
Dự kiến trong năm 2019, dự án này sẽ xây dựng một website chia sẻ kiến thức cơ bản về lưới điện thông minh với công chúng và các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, đồng thời xây dựng một mạng lưới chuyên gia trong lĩnh vực này.
Hảo Linh