Chiều 17/5, ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phối hợp cùng Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình triển khai chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” giai đoạn 2013-2015.
Chương trình có sự tham dự của ông Chu Ngọc Anh - Ủy viên
Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN, ông Phùng Xuân Nhạ - Ủy viên trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ giáo dục, Giám đốc ĐHQGHN, ông Trương Xuân Cừ - Phó trưởng ban chỉ
đạo chương trình Tây Bắc, Bộ Tài chính, Bộ Công an,.... và đại diện 1 số bộ,
ban, ngành, địa phương khác.
Trong thời kỳ đầu triển khai, chương trình Tây Bắc được chia
làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2012-2015) và giai đoạn 2 (2016-2018).
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đánh giá cao những thành quả mà Chương trình Tây Bắc đã đạt được trong giai đoạn từ 2012-2015. Ảnh: Ngọc Vũ.
Trong giai đoạn 1, nhiệm vụ chính của chương trình là tập
trung triển khai nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, rà soát các chính sách điều
tra bổ sung nhằm cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ cho việc xây dựng, điều
chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững, góp phần đảm bảo quốc
phòng, an ninh vùng Tây Bắc.
Báo cáo về những kết quả đã đạt được, ông Vũ Bằng Giang (đại
diện chương trình Tây Bắc) cho biết: “Ban chỉ đạo chương trình đã phê duyệt và
tổ chức triển khai 35 nhiệm vụ. Triết lý của chương trình “trồng cây gì, nuôi
con gì” được nhóm thực hiện bám sát. Ngoài ra, ban chỉ đạo cũng kiểm tra tiến độ
theo định kỳ 2 lần/năm”.
Bên cạnh đó, chương trình cũng giới thiệu về cơ sở dữ liệu
liên ngành phục vụ phát triển bền vững Tây Bắc. Những dữ liệu được tập hợp gồm14
lĩnh vực như điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học, môi trường, cơ sở hạ tầng,....
Sau khi hoàn thiện, đây sẽ là cơ sở dữ liệu mở để các địa phương liên tục cập
nhật thông tin và trở thành nền tảng hỗ trợ việc quản lý, điều chỉnh kế hoạch đầu
tư phát triển cho từng địa phương và cả vùng.
Đánh giá về kết quả của chương trình, Bộ trưởng Bộ KH&CN
Chu Ngọc Anh cho biết: “Việc xây dựng một vùng liên kết giữa các tỉnh là thành
quả đáng tự hào. Bởi lâu nay chúng ta đã quen lối suy nghĩ tỉnh nào lo tỉnh đấy”.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng cho rằng, trong giai đoạn tiếp
theo, chương trình Tây Bắc cần tái cấu trúc lại nền nông nghiệp. Trong 14 tỉnh
thành, bài toán liên quan tới đồng ruộng cần giải quyết đầu tiên. Nên tìm hiểu
cái chung vùng rồi lên kế hoạch cụ thể cần xử lý. Từ đó đề xuất với các nhà
khoa học để có phương án xử lý chung và riêng cho từng tỉnh thành.
Trong giai đoạn 2 (2016-2018), chương trình sẽ tập trung đẩy
mạnh triển khai nghiên cứu ứng dụng, đưa các kết quả khoa học và công nghệ vào
đời sống và sản xuất, đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả.
Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp nhà nước “Khoa học và
công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc đã được Thủ tướng chính phủ
đã chuẩn y theo đề xuất của ĐH Quốc gia HN và Ban chỉ đạo Tây Bắc vào năm 2012.