Rác thải sinh hoạt lại ứ đọng do người dân chặn xe chở rác vào Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn vì bức xúc từ ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đến đời sống hàng ngày….
Từ ngày 1/7 đến 5/7, rác hải sinh hoạt lại ứ đọng ở nội
thành do người dân chặn xe chở rác vào Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn,
huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đây là lần thứ 2 trong nửa đầu năm nay và là lần thứ 5
trong 3 năm gần đây người dân chặn xe vào bãi rác này vì bức xúc từ ảnh hưởng
nghiêm trọng của nó đến đời sống hàng ngày.
Tại nhiều tuyến phố khu vực nội thành, rác đã ùn lại, chất
đống, như ở Lê Trọng Tấn (Hà Đông), Mễ Trì Hạ, Trung Văn (quận Nam Từ Liêm),
Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy)… khiến người dân rất bức xúc:
“Bẩn thỉu, hôi thối không chịu được. Đứng đây bịt khẩu trang
suốt nhưng bẩn không chịu nổi nên cứ tí lại chạy vào chạy ra”.
“Thường thường khách hàng người ta thấy những đống rác này
người ta không đến nữa”.
“Bây giờ cứ bốc mùi suốt ngày suốt đêm như thế này thì những
người ở gần những khu mà có để tập kết rác thải như thế này thì rất khó chịu
cho nên rất mong các nhà chức trách làm sao để sớm vào cuộc để giải tỏa môi
trường càng sớm càng tốt”.
Các đơn vị chịu trách nhiệm thu gom rác trên địa bàn quận
Thành phố cũng đã nỗ lực hết mình để không tồn đọng rác tại nhà dân, song tình
trạng này cũng không thể kéo dài.
Trong lần này, dù chính quyền thành phố và huyện Sóc Sơn đối
thoại, thuyết phục người dân không tụ tập chặn xe rác nhưng bất thành, do người
dân không chấp thuận mức đền bù chỉ 860.000 đồng/m2, trong khi giá đất để tái
định cư lên đến khoảng 4 triệu đồng/m2.
Đến ngày 5/7,liên ngành thành phố gồm: Sở TN&MT, Sở Tài
chính, Sở Xây dựng và UBND huyện Sóc Sơn đãthống nhất phương án đề bù ở vị trí 4, đường 35
là 2,7 triệu đồng/m2, trong trường hợp nếu người dân tự tái định cư sẽ hỗ trợ ở
mức 1,96 triệu đồng/m2. Sau đó, người dân Nam Sơn đã “mở đường” cho xe rác từ
Hà Nội vào bãi rác.
Khủng hoảng bãi Nam Sơn không phải xảy ra lần đầu, bởi nó
lặp đi lặp lại nhiều năm nay khi mà mức giá đền bù giải phóng mặt bằng và mức
giá đất tái định cư quá chênh lệnh. Chính vì vậy, đây cũng là một cuộc khủng
hoảng đặc biệt khó hiểu bởi tương quan giữa tầm quan trọng của việc ổn định đời
sống của mấy trăm hộ dân với nhu cầu vệ sinh tối thiểu của hàng triệu người dân
thủ đô.
Hơn 6 triệu người dân Thủ đô bị làm con tin cho một cuộc đàm
phán mà phần thiệt thòi hoàn toàn thuộc về phía vài trăm hộ dân. Điều đó cho
thấy khả năng quản trị khủng hoảng của các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội
quá yếu kém.
Bởi nếu như xác định bãi rác Nam Sơn là một thiết chế hạ
tầng quan trọng đối với cuộc sống của người dân Thủ đô, thì sự đồng thuận của
người dân trong vùng phải di dời, tái định cư cũng phải được coi trọng tương
xứng. Những yêu cầu của người dân Nam Sơn có hợp lý hay không? Đã đến lúc chính
quyền thành phố cần thẳng thắn trả lời để giải quyết dứt điểm câu chuyện này.
Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo
dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, để giải quyết
dứt điểm tình trạng người dân chặn xe rác, Thành phố cần có giải pháp căn cơ
hơn, từ việc hỗ trợ thỏa đáng cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng của bãi
chôn lấp rác, cũng như sớm khởi động lại chương trình phân loại rác tại nguồn
để giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày:
“Giống như những nước tiên tiến họ phải phân loại rác, đồng
thời người ta phải có cách xử lý rác theo từng loại rác nhất định. Chứ nếu còn
để như thế này thì rồi chỉ được một thời gian ngắn vẫn sẽ xảy ra tình trạng
người dân không cho vào chôn lấp nữa”.
Dẫn kinh nghiệm tại Nhật Bản, TS Doãn Hà Thắng, chuyên gia
vật lý plasma cho biết, ở Nhật, để nâng cao ý thức người dân, pháp luật quy
định, ai bị phát hiện không phân loại rác, bỏ rác không đúng thùng chứa sẽ bị
phạt 1 tuần dùng tay phân loại rác tại điểm tập kết rác. Theo ông Thắng, quan
trọng nhất vẫn là hạn chế xả ra rác và triệt để phân loại:
“Làm sao sống tiết kiệm nhất để sinh ra ít rác nhất. Thứ 2
là phân loại ra thành đốt được và không đốt được. Nếu chúng ta làm theo cách là
đốt được và không đốt được là chúng ta đã giải quyết một vấn đề lớn rồi”.
TS Doãn Hà Thắng cũng cho biết, sinh hoạt ở Việt Nam có độ
ẩm cao, thậm chí chủ yếu là nước nên công nghệ xử lý của nước ngoài sẽ không
phù hợp. Do đó, Thành phố cần sớm công bố danh mục dự án ưu tiên đầu tư trong
công nghệ xử lý rác, tạo cơ chế thuận lợi cho chính các doanh nghiệp trong nước
thực hiện.
Thực tế cho thấy, để sử dụng được các công nghệ xử lý rác tiên
tiến, ít ô nhiễm môi trường, thậm chí biến rác thành tài nguyên, thì các quốc
gia đều phải thực hiện rất quyết liệt và hiệu quả khâu phân loại rác từ nguồn.
Và trong điều kiện rác chưa được phân loại, công nghệ xử lý
vẫn chủ yếu là chôn lấp thô sơ, thì để tránh xảy ra những vụ phong tỏa bãi rác
gây dồn ứ rác nội thành như liên tiếp những lần vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng,
Thành phố cần có chính sách thỏa đáng với người dân trong phạm vi bị ảnh hưởng,
thay vì áp những mức hỗ trợ không đủ mua khẩu trang, mức bồi thường quá thấp so
với yêu cầu di dân tái định cư, khiến người dân đi không được, ở không xong,
đành phải phong tỏa bãi rác để gây áp lực, như là giải pháp cuối cùng.