Phần mềm biên soạn đề thi; Phương pháp làm mát mới cho máy tính; Trồng cây không cần đất, nước và ánh sáng mặt trời; Robot chiến đấu siêu nhỏ; Cảm biến mini theo dõi hoạt động thần kinh;... là những thông tin KH&CN nổi bật chiều 9/9.


Học sinh lớp 9 ở Quảng Ngãi viết phần mềm biên soạn đề thi

Lê Bảo Hiệp (học sinh lớp 9/6 trường THCS Lý Tự Trọng, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) đã mày mò sáng tạo phần mềm tin học “Exam Manager” với những tính năng thiết thực phục vụ cho công tác dạy và học. “Exam Manager” được viết trên nền tảng ngôn ngữ lập trình Visual Basic.NET 2015 với cơ sở dữ liệu là Microsoft Access. Giao diện của “Exam Manager” khá trực quan với 4 phần chính: Nhập câu hỏi, Sửa câu hỏi, Trộn đề thi và Cấu hình. Phần mềm hỗ trợ người dùng biên soạn, chỉnh sửa và xuất bản đề thi của hầu hết các môn học theo hình thức trắc nghiệm. Ngoài ra, phần mềm có tính năng trộn đề thi độc đáo, khi cho phép người dùng hoán đổi thứ tự câu hỏi và phương án trả lời. Điều này rất có ích khi giáo viên muốn biên soạn nhiều mã đề thi cho một bài kiểm tra. (XEM THÊM)

Lê Bảo Hiệp trình bày hoạt động của phần mềm “Exam Manager”
Lê Bảo Hiệp trình bày hoạt động của phần mềm “Exam Manager”

Việt Nam nắm vững công nghệ sản xuất súng

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã từng bước tự chủ trong việc sản xuất vũ khí đạn dược. Chúng ta đã nắm vững công nghệ để sản xuất từ súng máy hạng nhẹ PKTM, súng máy hạng nặng NSV, súng phóng lựu phóng loạt AGS-17, AKM, K-54…Đội ngũ cán bộ,kỹ sư, không ngừng cải tiến để cho ra đời những sản phẩm mới, trong số đó phải kể đến súng ngắn K-14 cải tiến từ mẫu súng K-54 với nhiều ưu điểm vượt trội, như mang nhiều đạn hơn, tầm bắn xa hơn, độ chụm đạn tốt hơn. Đặc biệt,. STL-A1 là sự lột xác cho dòng súng trường nổi tiếng AKM, ứng dụng những tiến bộ về kỹ thuật để trang bị cho khẩu AKM sức chiến đấu mới. (XEM THÊM)

Khẩu STL-A1 bắt đầu trang bị hạn chế cho một số đơn vị đặc nhiệm.
Khẩu STL-A1 bắt đầu trang bị hạn chế cho một số đơn vị đặc nhiệm.

Đeo kính ngăn cản việc nhận dạng

Các nhà nghiên cứu Đại học York cho thấy một sự thay đổi trong diện mạo của một người, như đeo kính, có thể ngăn cản đáng kể việc nhận dạng danh tính của người này. Nghiên cứu đóng góp vào những bộ luật nhận dạng danh tính qua ảnh trong tương lai. Ví dụ như bằng lái xe hay hộ chiếu, những trường hợp mà mỗi cá nhân phải trùng khớp với ảnh thẻ để có thể ra những quyết định quan trọng liên quan đến bảo mật danh tính. (XEM THÊM)

g
Đeo kính có thể ngăn cản việc nhận dạng

Phương pháp làm mát mới cho máy tính

Dựa trên nguyên tắc sử dụng chất lỏng làm lạnh, Martinez - phụ trách kỹ thuật về các dịch vụ máy tính tại Sandia đang thiết kế và giám sát hệ thống làm mát. Dự kiến mỗi năm New Mexico có thể sẽ tiết kiệm từ 4-5 tỉ gallon nước nếu hệ thống được lắp đặt vào năm tới tại trung tâm máy tính Sandia. Hiện nay phương pháp này đang được thử nghiệm tại Phòng thí nghiệm Năng lượng tái tạo quốc gia ở Colorado. Hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới đang thử nghiệm việc tái chế nước xám và thu hồi nước mưa để làm mát các trung tâm dữ liệu lớn nhằm tiết kiệm hàng triệu gallon nước ngầm. (XEM THÊM)

 hệ thống làm mát thử nghiệm dành cho các trung tâm dữ liệu siêu máy tính sẽ tiết kiệm hàng trăm triệu lít nước nếu được áp dụng rộng rãi.
Hệ thống làm mát mới sẽ tiết kiệm hàng trăm triệu lít nước nếu được áp dụng rộng rãi.

Đồng Nai xây dựng thành công mô hình sản xuất mãng cầu ta

Sở KH&CN Đồng Nai vừa tổng kết nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình sản xuất mãng cầu ta tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai”. Dự án đã xây dựng được 1 mô hình trồng mới và chăm sóc cây mãng cầu ta diện tích 01ha. Kết quả sau 24 tháng trồng, cây trong mô hình sinh trưởng và phát triển vượt trội so với sản xuất đại trà, giống và kỹ thuật từ mô hình có khả năng nhân rộng trong sản xuất. Đặc biệt, dự án đã xây dựng được mô hình 05 ha sản xuất mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGAP với năng suất cao, chất lượng tốt, sản phẩm an toàn và đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP. (XEM THÊM)

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn kỹ thuật cho nhà vườn
Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn kỹ thuật cho nhà vườn

Ấn Độ phóng thành công vệ tinh thời tiết tiên tiến

Tên lửa đẩy GSLV-F05 đã mang vệ tinh INSAT-3DR nặng 2.211 kg trên lên không gian vào lúc 16h50 giờ địa phương . Vệ tinh INSAT-3DR được trang bị các thiết bị hiện đại để nghiên cứu các mô hình thời tiết và trợ giúp trong các chiến dịch tìm kiếm cứu nạn trên mặt biển. Tuổi thọ của vệ tinh INSAT-3DR dự kiến là 8 năm. (XEM THÊM)

Tên lửa đẩy GSLV-F05 mang theo vệ tinh INSAT-3DR rời bệ phóng ở Sriharikota.
Tên lửa đẩy GSLV-F05 mang theo vệ tinh INSAT-3DR rời bệ phóng ở Sriharikota.

Cảm biến mini theo dõi hoạt động thần kinh

Các nhà khoa học Mỹ đang phát triển một thiết bị cảm biến không dây mini có thể được cấy vào trong cơ thể người để theo dõi hoạt động thần kinh. Thiết bị cảm biến này có thể theo dõi hoạt động của hệ thần kinh ngoại biên, rồi sau đó sẽ truyền dữ liệu ra ngoài nhờ sóng siêu âm. Thiết bị cảm biến này đã được thử nghiệm thành công ở chuột và có thể sẽ được thử nghiệm trên người trong vòng hai năm tới. (XEM THÊM)

Trồng cây không cần đất, nước và ánh sáng mặt trời

Startup nông nghiệp thông minh Hachi.com.vn đưa ra giải pháp trồng cây không cần đất vì toàn bộ cây sẽ được canh tác trong hệ thống thủy canh. Không cần tưới, chăm sóc cây vì mỗi cây được trồng trong ngăn riêng biệt và được hệ thống tưới tự động liên tục theo điều kiện môi trường như độ ẩm không khí. Hệ thống đèn led tạo ánh sáng mặt trời được tích hợp sẵn giúp sử dụng hệ thống ở nơi thiếu sáng. Người dùng không mất quá nhiều thời gian chăm sóc cây nhờ việc áp dụng Internet of Things (IoT). Cảm biến trên hệ thống ghi lại những thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm trong không khí nơi đặt hệ thống, gửi lên máy chủ. Trong trường hợp các thông số có sự biến đổi, máy chủ sẽ gửi lại yêu cầu tưới hoặc bổ sung ánh sáng cho hệ thống thực hiện. (XEM THÊM)

Hệ thống nông nghiệp thông minh của Hachi
Hệ thống nông nghiệp thông minh của Hachi

Israel ra mắt robot chiến đấu siêu nhỏ

Robot chiến đấu Dogo chỉ nặng 12kg, hoạt động liên tục 4 tiếng và được trang bị khẩu súng ngắn 9mm Glock 26 với hộp tiếp đạn 14 viên. Đây là mẫu rô bốt chiến đấu cỡ nhỏ đầu tiên trên thế giới do Israel sản xuất. Dogo có thể thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố cũng như trinh sát các khu vực khó tiếp cận. Những phát bắn mà robot chiến đấu Dogo tự động thực hiện bảo đảm độ chính xác khá cao. (XEM THÊM)

robot chiến đấu Dogo có thể tự điều chỉnh các chế độ hoạt động và tính toán đường đi tối ưu.
Dogo có thể tự điều chỉnh các chế độ hoạt động và tính toán đường đi tối ưu.