Một nhóm nghiên cứu là sinh viên vừa cho ra đời sản phẩm "Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu"; nhà sáng chế tạo được máy hút sâu chè; Bê tông có thể uốn cong;... là những thông tin KH&CN nổi bật sáng 6/9.


Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu

Sau hơn một năm miệt mài nghiên cứu, nhóm 5 sinh viên đến từ ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã cho ra đời sản phẩm "Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu". Khi hoạt động, robot sẽ tự động chạy theo các đường mối hàn, đầu dò siêu âm sẽ phát hiện và ghi nhận – đánh dấu lỗi tại các mối hàn, sau đó báo thông tin từ khu vực lỗi về cho người điều khiển xử lý. “Chân” của robot là bộ phận nam châm, có thể di chuyển ổn định trên bề mặt kim loại và hoạt động được trên mọi vị trí, kể cả góc nghiêng hoặc thẳng đứng 90 độ. Sáng chế này giúp nâng cao chất lượng công việc, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mất an toàn lao động trong các nhà máy, công xưởng. (XEM THÊM)

Khoa học - Công nghệ Thứ Ba, ngày 06/09/2016 11:00 AM (GMT+7) Sinh viên khởi nghiệp với dự án “Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu”  Sau hơn một năm miệt mài nghiên cứu, nhóm 5 sinh viên đến từ ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã cho ra đời sản phẩm "Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu". Sáng chế này giúp nâng cao chất lượng công việc, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mất an toàn lao động trong các nhà máy, công xưởng.   Robot giúp tiết kiệm từng giọt nước tưới trong mùa khô hạn  Chủ động học hỏi để khắc phục hạn chế khi lập trình robot  Sinh viên thiết kế robot chinh phục kim tự tháp  Trao giải 1 triệu USD cho người điều khiển robot trên sao Hỏa  Trong thời đại công nghệ tự động hóa, ý tưởng về những chú robot thay thế con người làm việc nặng nhọc không còn là điều quá xa lạ. Tuy nhiên, để hiện thực hóa ý tưởng đó chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với các bạn sinh viên. Tại ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), các nhà nghiên cứu trẻ đã có những bước đầu tiên trên con đường khởi nghiệp với dự án có tên “Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu”. Nhóm nghiên cứu gồm 5 chàng sinh viên đến từ khoa Điện – Điện tử của ĐH Duy Tân gồm: Đinh Hữu Quang, Nguyễn Mạnh Tiến, Võ Hoàng Anh, Lưu Quang Thành và Hoàng Thái Hòa. Các bạn đã mất hơn một năm nghiên cứu và xây dựng ý tưởng. Theo bạn Lưu Quang Thành, đại diện nhóm cho biết thì sản phẩm được ra đời dựa trên những tìm hiểu và ghi nhận của nhóm về công việc kiểm tra các mối hàn cơ khí ở các nhà máy đóng tàu.   Robot có kích thước tương đối nhỏ gọn, với đầu dò siêu âm và tích hợp camera ghi nhận hình ảnh Kiểm tra các mối hàn trên thân tàu là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian, bởi với một con tàu có kích thước và tải trọng lớn thì công sức cũng như chi phí bỏ ra cho công tác nhân công và lắp đặt giàn giáo là không hề nhỏ. Từ thực tế đó, các bạn có suy nghĩ: Phải làm sao để cải tiến năng suất công việc mà lại tiết kiệm được thời gian cũng như tiền bạc? Có ý tưởng, nhóm bắt đầu bắt tay vào quá trình “hiện thực hóa” đề tài. Sau nhiều lần lắp ráp và chạy thử nghiệm, sản phẩm mang tên “Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu” đã ra đời. Robot được lắp đặt đầu dò siêu âm kết hợp với một camera ghi nhận hình ảnh.  Các thành viên trong nhóm trình bày nguyên lý hoạt động của robot tại Sự kiện StartUp Unitour 2.
Robot kiểm tra mối hàn vỏ tàu giúp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn lao động

Chế tạo loại xi măng mới

Các nhà khoa học Hoa Kỳ và Nhật Bản đã hợp tác chế tạo được loại xi măng mayenite mới. Đây là vật liệu thông minh vì nó có thể chuyển đổi từ chất cách nhiệt thành chất dẫn nhiệt trong suốt và ngược lại. Để làm được điều này, các nhà khoa học đã thay đổi nhỏ trong thành phần hóa học. Vật liệu này còn có các tính chất độc đáo khác phù hợp để sản xuất các hóa chất công nghiệp như amoniac và để sử dụng làm chất bán dẫn cho màn hình phẳng. (XEM THÊM)

x
Sự thay đổi trong thành phần hóa học cho ra đời loại siêu xi măng mới

Xuất lộ nhiều đá nguyên khối ở Thành Nhà Hồ

Thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ cho biết vừa có kết quả khai quật di tích Hào Thành – Thành Nhà Hồ. Cuộc khai quật còn làm xuất lộ nhiều khối đá nguyên khối và đá phiến có kích thước khá lớn, hình hộp chữ nhật. Các di vật thu được với số lượng lớn về loại hình, chất liệu, hoa văn. Đó là nhóm các vật liệu kiến trúc như gạch, gói, đá, trang trí kiến trúc; sành, sứ, tiền kim loại. Các lớp trên, hiện vật chủ yếu thuộc niên đại Lê - Nguyễn xuống lớp dưới chủ yếu thuộc niên đại Trần - Hồ. (XEM THÊM)

Hiện trường, hiện vật khai quật ở Hào Thành
Hiện trường, hiện vật khai quật ở Hào Thành

Sâm Ngọc Linh mới chỉ để làm nước uống

Ông Phạm Viết Tích - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Quảng Nam, cho biết, hiện nay, ngoài Công ty CPTM - Dược - Sâm Ngọc Linh Quảng Nam sản xuất nước uống bổ dưỡng ra, chưa có thêm sản phẩm nào từ loại sâm quý này. Người dân toàn dùng sâm củ để ngâm rượu hoặc mật ong. Trên địa bàn tỉnh, chưa có công ty dược nào có tầm để ứng dụng công nghệ vào việc sản xuất dược liệu, điển hình như sâm Ngọc Linh. Theo ông Tích, nếu ứng dụng tốt KHCN sẽ chiết xuất được rất nhiều chất từ cây sâm, sau đó sản xuất ra mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng…chứ không chỉ dùng nguyên liệu sâm thô một cách lãng phí như hiện nay.Ông Tích cho biết thêm, sâm Ngọc Linh tự nhiên hầu như không còn, chỉ còn trong các trại giống. Tuy nhiên, vì sâm có giá thành cao nên người dân thi nhau bán gây khó khăn cho việc nhân giống. (XEM THÊM)
S
Chưa có một loại sản phẩm nào từ Sâm Ngọc Linh ngoài nước uống

Bê tông uốn cong
Các nhà khoa học từ Đại học công nghệ Nanyang của Singapore vừa tạo ra một loại bê tông có thể uốn cong. Loại bê tông này có thể dễ dàng áp dụng ở dạng các tấm lát đường nhẹ và tương đối mỏng. Thông thường, bê tông được làm từ hỗn hợp xi măng, đá dăm, cát và nước. Vật liệu mới có tên ConFlexPave bổ sung thêm sợi hiển vi polyme. Sợi này mảnh hơn sợi tóc người và sẽ góp phần phân bố tải trọng đều lên toàn bộ tấm bê tông thay vì tập trung lực tải tại một điểm. ConFlexPave cứng như kim loại và bền gấp đôi bê tông thông thường khi bị uốn cong. Các sợi hiển vi này còn làm tăng cường khả năng chống trượt của vật liệu. (XEM THÊM)

Giáo sư Yang En-Hua với một mẫu bê tông ConFlexPave
Giáo sư Yang En-Hua với một mẫu bê tông ConFlexPave

Máy hút sâu chè

Chưa từng học qua bất kỳ trường, lớp nào về cơ khí, chế tạo, nhưng ông Nguyễn Văn Hoàn (Tuyên Quang) có nhiều sáng chế, cải tiến máy móc mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất chè. Chiếc máy hút sâu chè do ông sáng chế gồm 5 bộ phận là ống hút, bầu lưới, trục máy, giá đỡ, cánh quạt. Cách sử dụng máy hút sâu cũng rất đơn giản, dễ điều khiển. Sau khi khởi động, máy chạy sẽ làm cánh quạt quay tạo ra luồng gió lớn, lia máy trên tán cây chè, cánh quạt sẽ hút sâu vào bầu lưới. Máy này có thể hút được hầu hết các loại sâu nguy hại cho cây chè. Ngoài chế tạo thành công máy hút sâu chè, ông Hoàn còn cải tiến máy phát cỏ thành máy đốn chè. Với chiếc máy này, người trồng chè giảm được nhiều thời gian để đốn chè, cũng như dễ dàng cắt ngọn chè. (XEM THÊM)

Ông Nguyễn Văn Hoàn với sản phẩm máy hút sâu chè tự chế.
Ông Nguyễn Văn Hoàn với sản phẩm máy hút sâu chè tự chế.

Chế tạo cửa sổ 'thông minh' bằng vật liệu mới

Các nhà nghiên cứu tại Trường Kỹ thuật Cockrell tại Đại học Texas ở Austin đã phát minh ra một vật liệu cửa sổ thông minh, khi được đưa vào cửa sổ, mái nhà, các bề mặt kính cong, sẽ có khả năng kiểm soát được cả nhiệt lẫn ánh sáng từ mặt trời. Để làm được điều này, các nhà khoa học đã phát triển một quá trình mới với nhiệt độ thấp để phủ một vật liệu thông minh mới lên trên nhựa. Cách này dễ dàng và rẻ hơn khi áp dụng so với lớp phủ thông thường được tạo trực tiếp trên kính. Vật liệu này có thể chuyển đổi giữa trong suốt và có màu một cách nhanh hơn, sử dụng ít điện năng hơn. (XEM THÊM)

Đây là một lớp màng điện sắc được làm tối trên tấm nhựa.
Một lớp màng điện sắc được làm tối trên tấm nhựa.