Trong một vài năm gần đây, ĐBSCL ngày một phải hứng chịu nhiều đợt hạn hán ngày một khốc liệt, ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống và mùa màng ở đây. Do đó, việc hiểu về các đặc điểm của hạn hán theo không thời gian khắp ĐBSCL sẽ đóng vai trò quan trọng để giảm thiểu tác động của hạn.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Hà ở Đại học quốc lập Trung ương, Đài Loan, và các đồng nghiệp đã tìm hiểu các đặc điểm của hạn ở ĐBSCL và mối quan hệ xa với hiện tượng ENSO (Dao động Nam). Họ đã tính toán ba chỉ số về hạn, bao gồm Chỉ số chuẩn hóa lượng mưa (SPI) cho hạn khí tượng, Chỉ số chuẩn hóa nước trong đất (SSWI) cho hạn nông nghiệp và chỉ số chuẩn hóa nước (SRI) cho hạn thủy văn để định lượng về số sự kiện hạn, tần suất hạn và độ khắc nghiệt của hạn. Các số liệu cho thấy nếu dựa trên chỉ số SPI thì số đợt hạn tăng lên và cường độ hạn lớn hơn so với số liệu từ chỉ số SSWI và SRI. Vùng trung ĐBSCL dường như chịu nhiều sự kiện hạn hơn trong khi cường độ, tần suất hạn ở vùng thượng ĐBSCL cao hơn.

Phân tích mối liên quan giữa ENSO và lượng mưa cho thấy các sự kiện ENSO mạnh nhất vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau có thể dẫn đến hạn khí tượng vào vào 3 đến tháng 5 và hạn thủy văn, hạn nông nghiệp từ tháng 4 đến tháng 6. ENSO ảnh hưởng đến sự biến thiên của hạn ở phía nam ĐBSCL hơn là phía bắc đồng bằng.

Phát hiện này hứa hẹn có thể áp dụng vào việc quan trắc hạn và các chiến lược thích ứng với hạn thông qua các đánh giá khoa học. Kết quả được nêu trong bài báo “Multiple drought indices and their teleconnections with ENSO in various spatiotemporal scales over the Mekong River Basin” xuất bản trên Science of The Total Environment.