Các đề cử phải đáp ứng đủ 10 tiêu chí, trong đó tiêu chí hàng đầu là đã mang lại lợi ích cho hàng triệu người trong 10 năm qua hoặc chứng tỏ được tiềm năng trong 10 năm tới.

Bốn nhà khoa học nhận Giải thưởng Chính trong Lễ trao giải VinFuture 2023 diễn ra vào tối 20/12. Từ phải qua: GS. Akira Yoshino,GS. Rachid Yazami,GS. Stanley Whittingham,GS. Martin Andrew Green. Ảnh: VinFuture Prize
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao Giải thưởng Chính cho bốn nhà khoa học trong Lễ trao giải VinFuture 2023 diễn ra vào tối 20/12 tại Hà Nội. Ảnh: VinFuture Prize

Giải thưởng Khoa học và Công nghệ toàn cầu VinFuture vừa công bố khởi động mùa giải 2024 và chính thức nhận đề cử từ 14 giờ ngày 9/1 đến 14 giờ ngày 17/4/2024 (theo giờ Việt Nam, GMT+7).

Các phát minh, giải pháp khoa học và công nghệ để tham gia mùa giải 2024 cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đề cử của Giải thưởng và được đề cử bởi các tổ chức, các cá nhân uy tín về khoa học và công nghệ. Cụ thể, các tiêu chí đó là:

1. Giải pháp được đề cử phải có bằng chứng rõ ràng về tác động trong cuộc sống, hoặc chứng tỏ được tiềm năng dựa trên ứng dụng thực tế;

2. Các giải pháp đã mang lại lợi ích cho hàng triệu người trong 10 năm qua hoặc chứng tỏ được tiềm năng trong 10 năm tới;

3. Các giải pháp phải phù hợp với ít nhất một trong 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs);

4. Các giải pháp phải được chứng minh bằng khoa học (đã vượt qua các thử nghiệm khoa học cần thiết tùy thuộc lĩnh vực, được chứng minh bằng thực nghiệm hoặc được đánh giá rộng rãi);

5. Ứng viên hợp lệ là những nhà khoa học hoặc nhà phát minh đã và đang tham gia vào quá trình phát triển công nghệ hoặc giải pháp, không bao gồm các doanh nhân hoặc doanh nghiệp tham gia vào quá trình thương mại hóa và/hoặc phổ biến công nghệ được đề cử;

6. Các sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu phải có tiềm năng mang lại lợi ích cho mọi người trên toàn cầu, bao gồm những nước đang phát triển, cũng như các cộng đồng có thu nhập thấp và thiệt thòi;

7. Dành cho các cá nhân hoặc nhóm các nhà nghiên cứu/nhà phát minh;

8. Ưu tiên những ứng viên vẫn đang tích cực tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, sáng chế;

9. Một cá nhân/nhóm có thể được đề cử cho một hoặc nhiều Giải Đặc biệt của Giải thưởng VinFuture nếu đủ điều kiện;

10. Nghiên cứu/ Giải pháp/ Sáng chế được đề cử có thể thuộc bất kỳ chuyên ngành nào của khoa học, kỹ thuật hoặc công nghệ, bao gồm cả các phương pháp tiếp cận liên ngành.

Các dự án đề cử sẽ được đánh giá qua các bước sàng lọc và xét chọn của Hội đồng Sơ khảo và Hội đồng Giải thưởng VinFuture, bao gồm các nhà khoa học uy tín, các chuyên gia hàng đầu thế giới từng sở hữu các giải thưởng danh giá như Nobel, Turing, Millennium Technology…

https://khoahocphattrien.vn/su-kien/nghien-cuu-pin-mat-troi-va-pin-lithium-thang-giai-vinfuture-2023/20231221102110281p1c882.htm
GS Gurdev Singh Khush và GS Võ Tòng Xuân nhận giải Đặc biệt dành cho Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển trong Lễ trao giải VinFuture 2023 diễn ra vào tối 20/12 tại Hà Nội. Ảnh: VinFuture Prize

Chia sẻ về những kỳ vọng cho mùa giải thứ tư, GS. Richard Henry Friend – Chủ tịch Hội đồng giải thưởng VinFuture, cho biết: “Chúng tôi vinh dự được hàng nghìn nhà khoa học trên thế giới chấp thuận trở thành đối tác đề cử cho Giải thưởng VinFuture. Nhưng chúng tôi vẫn muốn tiếp cận đến nhiều nơi hơn nữa trên toàn cầu, để tìm kiếm những tiến bộ công nghệ đang diễn ra trên khắp hành tinh, chứ không chỉ ở những nơi vốn đã có thế mạnh về nghiên cứu khoa học”.

Để cung cấp thông tin cho các đối tác đề cử, Quỹ VinFuture sẽ tổ chức hai hội thảo trực tuyến với sự tham gia của đại diện Hội đồng Giải thưởng, Hội đồng Sơ khảo và Chủ nhân Giải thưởng VinFuture trong Quý I năm 2024. Hội thảo đầu tiên sẽ diễn ra vào 20h00-21h00 ngày 24/01/2024 (giờ Việt Nam, GMT+7). Đối tác quan tâm có thể đăng ký tham gia hội thảo tại đây.

Giải thưởng VinFuture là hoạt động trung tâm của Quỹ VinFuture, một tổ chức phi lợi nhuận được đồng sáng lập vào ngày 20/12/2020 – ngày Quốc tế đoàn kết nhân loại – bởi vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhằm tôn vinh những nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa trong cuộc sống hằng ngày của hàng triệu người dân trên toàn cầu.

Hệ thống giải thưởng gồm: Giải thưởng Chính trị giá 3 triệu USD; 3 Giải Đặc biệt, mỗi giải trị giá 500 nghìn USD, dành cho Nhà khoa học nữ, Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển và Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới.

Sau 3 năm triển khai, Giải thưởng đã thu hút gấp 3 lần số lượng đề cử - từ 599 dự án năm đầu tiên lên đến 1.389 dự án vào năm 2023.