Đó là kết quả rút ra từ công bố “Commuter exposures to in-transit PM in an urban city dominated by motorcycle: A case study in Vietnam” của các nhà khoa học trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) xuất bản trên tạp chí Atmospheric Pollution Research.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện song song các di chuyển bằng xe máy có khẩu trang và không có khẩu trang, di chuyển bằng xe buýt và ô tô riêng. Sau đó, họ đo đạc lượng bụi mịn trên các trục đường này bằng các thiết bị đo xách tay. Về tổng thể, những người đi xe máy bị phơi nhiễm nồng độ bụi mịn cao nhất, tiếp theo là người đi xe buýt và ô tô riêng, trong đó, lượng bụi của người đeo khẩu trang đã được giảm bớt (khẩu trang y tế hiệu quả hơn so với khẩu trang vải. Tuy nhiên, hiệu quả “che chắn” bụi của người đi xe buýt cũng tăng giảm theo những lần lên xuống xe buýt.

Thông qua nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cho rằng cần phải có biện pháp hạn chế xe máy trong siêu đô thị như TPHCM nhằm bảo vệ sức khỏe, đặc biệt khi người đi xe máy vừa góp phần phát thải lại vừa hứng chịu nhiều phát thải nhất.