Các nhà nghiên cứu Việt Nam làm việc tại ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQGHN), Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga và ĐH Cranfield mới có công bố về nguy cơ rủi ro về phơi nhiễm kim loại nặng hòa tan trong hạt bụi.

Kết quả được công bố trong “Chemical characterization, source apportionment, and health risk assessment nexus of PM2.5-bound major heavy metals in Bien Hoa city, southern Vietnam”, xuất bản trên tạp chí Atmospheric Environment: X.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thu thập mẫu bụi tại hai địa điểm ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai vào mùa khô và mùa mưa từ năm 2021 đến năm 2022 để tìm hiểu nồng độ và nguồn ô nhiễm tiềm năng của các kim loại nặng trong bụi PM2.5. 11 kim loại nặng được phân chia vào ba nhóm: nồng độ cao hơn 25% (kẽm và nhôm), trung bình từ 8% đến 20% (sắt, đồng và crom), và thấp dưới mức 3% (chì, mang gan, niken, cadimi, arsen và coban). Trong số này có bảy kim loại có nguồn gốc từ các hoạt động của con người. Các mẫu cho thấy kim loại vết tồn tại ở mức lớn hơn ngưỡng đề xuất, qua đó cho thấy có thể có nguy cơ rủi ro ung thư nếu phơi nhiễm lâu dài qua đường thở.

Khi áp dụng mô hình mô phỏng quỹ đạo của hạt bụi PM2.5 có chứa kim loại nặng hòa tan, kết quả cho thấy có những nguồn phát thải xuyên biên giới, trong vùng Đông Nam Á, và Trung Quốc.