Các kháng sinh này thuộc 11 nhóm kháng sinh. Còn các trang trại nuôi tôm sử dụng ít kháng sinh cũng như ít loại sinh hơn: 10 loại kháng sinh khác nhau thuộc sáu nhóm. Trong đó, các nhóm kháng sinh phổ biến nhất là Phenicol (11%), tiếp theo là Tetracycline (10%) và Sulfonamide (7%).
Đây là kết quả của công bố “Antibiotics use in fish and shrimp farms in Vietnam” [Sử dụng kháng sinh trong các trang trại cá và tôm ở Việt Nam], đăng trên tạp chí Aquaculture Reports, do các tác giả ở Viện Thú y thực hiện.
Sử dụng kháng sinh trong nuôi cá cũng phổ biến hơn (64%) so với nuôi tôm (24%). Người dân sử dụng kháng sinh cho cả hai mục đích là chữa và cả phòng bệnh cho cá tôm. Thậm chí người dân còn cho rằng khi “thay đổi thời tiết” hoặc “xuất hiện bệnh ở trang trại lân cận” thì nên bắt đầu điều trị dùng kháng sinh dự phòng tại trang trại của mình.
Người dân đưa ra quyết định sử dụng kháng sinh dựa trên kinh nghiệm của bản thân, lời khuyên từ nông dân hàng xóm, từ người bán thuốc… Họ thường mô tả các triệu chứng của cá hoặc tôm để hỏi về sử dụng loại kháng sinh nào. Người nuôi tôm, cá thường không nhớ về loại thuốc kháng sinh đã sử dụng, hầu hết các trang trại chỉ nhớ nhãn hoặc màu sắc của thuốc kháng sinh chứ không nhớ tên.
Nhóm nghiên cứu khuyến nghị, các cơ quan nuôi trồng thủy sản địa phương cần tổ chức hội thảo, tập huấn về kháng sinh và thành phần của từng loại để phổ biến cho người dân.
Nghiên cứu được thực hiện tại 360 trang trại nuôi cá và 360 trang trại nuôi tôm ở 7 tỉnh, trong đó có 3 tỉnh ở miền Bắc, 2 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh phía Nam.
Bảo Như