Trong công bố “Distribution and occurrence of microplastics in wastewater treatment plants” xuất bản trên tạp chí Environmental Technology & Innovation, phó giáo sư Đỗ Văn Mạnh (Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) và cộng sự đã phát hiện các cơ sở xử lý nước thải chính là những nguồn phân tán vi nhựa vào môi trường.

Từ trước đến nay, các cơ sở này vẫn bị nghi ngờ là một trong những nguồn phát thải tiềm năng vi nhựa, tuy nhiên chưa có bằng chứng nào khẳng định một cách chắc chắn. Do đó, phó giáo sư Đỗ Văn Mạnh đã thực hiện nghiên cứu này để tìm xem tự phân tán và xuất hiện của vi nhựa ở hạ lưu và chi lưu ba cơ sở xử lý nước thải công nghiệp là Hòa Cầm, Hòa Khánh ở thành phố Đà Nẵng. Kết quả cho thấy, mật độ cao của vi nhựa trong nước thải với 183–443 hạt/lít ở hạ lưu và 138–340 hạt/lít ở chi lưu. Trung bình, hiệu quả loại bỏ vi nhựa đạt 25,5%, 21,8% và 25,3% tại Hòa Cầm, Đà Nẵng và Hòa Khánh. Họ đã nhận diện được các hạt vi nhựa với kích thước, hình dạng, màu sắc và thành phần hóa học, trong đó kích thước của hạt vi nhựa rất đa dạng, màu sắc chủ yếu là vàng, trắng, xanh, đen còn thành phần chính gồm polyethylene terephthalate (PET), polyethylene (PE), PVC…

Để giảm thiểu lượng vi nhựa phát thải vào môi trường, các tác giả để xuất cần phải coi các cơ sở xử lý nước thải như một nguồn ô nhiễm vi nhựa và có những giải pháp cải thiện quá trình xử lý trong các cơ sở này.