Bùn đỏ ở Tây Nguyên sẽ hết nguy hại; Vali tự hành thông minh; Chế tạo thành công máy ép cọc hộ lan đường ô tô; Robot đổ mồ hôi để giải nhiệt... là những thông tin KH&CN đáng chú ý sáng 17/10.


Vali tự hành thông minh

Hãng Travelmate Robotics (Mỹ) cho ra đời mẫu thiết kế vali thông minh có thể tự di chuyển, đổi hướng, vượt qua đám đông để đi theo chủ sở hữu khi được kết nối với điện thoại ở chế độ tự động. Theo hãng sản xuất, một động cơ không gây tiếng động được đang bị bên trong vali. Động cơ này được nối trực tiếp với một viên pin sạc, giúp vali có thể di chuyển liên tục trong 4 giờ, đạt tốc độ tối đa hơn 3m/s. Nếu khách du lịch phải chạy vì sợ lỡ chuyến bay, chiếc vali hoàn toàn đủ khả năng để theo kịp. (XEM THÊM)

Chiếc vali "thông minh" có thể tự di chuyển theo chủ nhân.
Chiếc vali "thông minh" có thể tự di chuyển theo chủ nhân.

LHQ công bố 10 phương thức tạo dựng nền Kinh tế Số hoá

Tổ chức Liên minh không tiền mặt (Better Than Cash) thuộc Liên Hiệp Quốc vừa công bố báo cáo về 10 bước đi giúp chính phủ và doanh nghiệp từ bỏ nền kinh tế nặng tiền mặt và tiến dần đến các phương thức thanh toán điện tử. Đó là, Phát triển cơ sở hạ tầng chấp nhận thanh toán đối với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ; Vận dụng các mạng lưới và nền tảng sẵn có nhằm phân phối các sản phẩm và dịch vụ thanh toán điện tử; Tạo dựng cơ sở hạ tầng điện tử chung cho các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu rào cản gia nhập và cải tiến công nghệ trong cả khu vực công và tư nhân;... (XEM THÊM)

từ bỏ nền kinh tế nặng tiền mặt và tiến dần đến các phương thức thanh toán điện tử.
Cần từ bỏ nền kinh tế nặng tiền mặt và tiến dần đến các phương thức thanh toán điện tử.

Bùn đỏ ở Tây Nguyên sẽ hết nguy hại

Lưu trữ bùn đỏ nguy hại tại các hồ chứa khổng lồ có thể gây ra thảm họa môi trường khủng khiếp nếu sự cố vỡ hồ xảy ra. Các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tìm ra được hướng giải quyết mới, biến bùn đỏ thành quặng sắt và vật liệu xây dựng không nung. Theo đó, cách nghiên cứu đột phá của Viện là dùng khí dư của lò cao với hàm lượng CO khoảng 21% trộn với bùn đỏ, hoàn nguyên có kiểm soát từ dạng sắt không từ tính chuyển sang dạng sắt từ, sau đó thu hồi quặng sắt, từ đó có thể làm gang, thép. (XEM THÊM)

Hồ chứa bùn đỏ ở Tây Nguyên.
Hồ chứa bùn đỏ ở Tây Nguyên.

Phát hiện thêm một hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời

Các nhà khoa học xác nhận hệ Mặt Trời có thêm một hành tinh lùn, nằm cách Mặt Trời 13,6 tỷ km. Hành tinh lùn mới phát hiện ký hiệu 2014 UZ224, có quỹ đạo quay quanh Mặt Trời dài 1.100 năm. Ngoài 5 hành tinh lùn đã được chính thức công nhận, hệ Mặt Trời được cho là có ít nhất 100 hành tinh thuộc loại này ở vành đai Kuiper, vùng ở xa bên ngoài quỹ đạo sao Hải Vương, khu vực của sao chổi, tiểu hành tinh và các thiên thạch nhỏ. (XEM THÊM)

Hành tinh lùn mới phát hiện ở cách Mặt Trời 13,6 tỷ km
Hành tinh lùn mới phát hiện ở cách Mặt Trời 13,6 tỷ km

Chế tạo thành công máy ép cọc hộ lan đường ô tô

PGS. TS Nguyễn Bính (Đại học giao thông vận tải) đã chế tạo thành công Máy ép cọc hộ lan đường ô tô. Giải pháp công nghệ mới của máy hoạt động dựa trên nguyên lý thủy lực. Sau khi động cơ được khởi động, bơm sẽ được cấp dầu và xi lanh thủy lực sẽ giúp búa nâng, hạ để đóng hay rút cọc theo ý muốn của người sử dụng. Một điểm mới nữa của máy đóng cọc đó là nhóm tác giả đã tích hợp thêm máy phát hàn được trữ động bằng mô tơ thủy lực, giúp hàn hộ lan cố định vào cọc mà không cần trang bị thêm một máy hàn đi cùng như trước đây.Với việc làm chủ công nghệ, máy ép cọc được đánh giá cao bởi giá thành rẻ, năng suất đóng cọc lại cao hơn. (XEM THÊM)

máy ép cọc "made in Việt Nam"
Máy ép cọc "made in Việt Nam"

Robot đổ mồ hôi để giải nhiệt

Các nhà khoa học tại Đại học Tokyo vừa chế tạo ra Kengoro. Đây là một con robot có hình dạng giống người với khả năng hít đất liên tục trong vòng 11 phút và có khả năng... đổ mồ hôi. Kengoro được xây dựng dựa trên hình mẫu người thật, và sử dụng cơ chế đổ mồ hôi để làm nguội cho 108 động cơ tích hợp trên nó. Bộ khung kim loại được tích hợp các "mạch máu" có khả năng thẩm thấu tương tự như bọt biển, nhờ đó nước đã được khử ion có thể đi qua các lỗ hổng và giảm nhiệt lượng của động cơ. "Mồ hôi" thoát ra từ robot có nhiệt lượng cao và bốc hơi nhanh chóng, nên sẽ không có khả năng nước làm đoản mạch. (XEM THÊM)

khả năng hít đất liên tục trong vòng 11 phút.
Robot có khả năng hít đất và đổ mồ hôi

Đức sẽ cấm sản xuất xe hơi chạy động cơ đốt trong

Quốc hội Đức vừa thông qua nghị quyết, đến năm 2030, nước này sẽ cấm sản xuất các loại xe hơi mới chạy động cơ đốt trong. Như vậy, người dân Đức sẽ chỉ được phép sử dụng loại xe hơi không có khí thải gây ô nhiễm môi trường. Chính phủ Đức không chỉ áp dụng biện pháp nghiêm ngặt trên lãnh thổ nước mình mà còn đòi hỏi các nước khác trong EU cũng phải mạnh tay chống khí thải ô nhiễm do xe hơi gây ra. Quốc hội Đức đã nêu sáng kiến của mình với Ủy ban châu Âu để xem xét áp dụng trong toàn khối. (XEM THÊM)

Đến năm 2030, nước này sẽ cấm sản xuất các loại xe hơi mới chạy động cơ đốt trong
Đến năm 2030, nước Đức sẽ cấm sản xuất các loại xe hơi chạy động cơ đốt trong

Anh, Mỹ bắt tay mô tả 35 nghìn tỉ tế bào người

Các Trường đại học, viện nghiên cứu của Anh và Mỹ vừa bắt đầu dự án thập kỷ mô tả hơn 35 nghìn tỉ tế bào trong cơ thể con người để tổng hợp thành một bản đồ khổng lồ. Bản đồ mang tên “Human Cell Atlas” sẽ phân loại và nêu bật các đặc tính của tế bào trên tất cả các mô, các cơ quan trong cơ thể của một con người khỏe mạnh. Bản đồ này sẽ là cơ sở để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về sự phát triển của con người, tìm cách chữa trị các bệnh như hen suyễn, Alzheimer, Parkinson, ung thư, các bệnh cần cấy ghép hoặc tái sinh các mô bị tổn thương. (XEM THÊM)

"Human cell atlat" sẽ là cơ sở dữ liệu khổng lồ để giới sinh học và y học áp dụng nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị bệnh
"Human cell atlat" sẽ là cơ sở dữ liệu khổng lồ để các nhà khoa học áp dụng nghiên cứu,
chẩn đoán và điều trị bệnh