Ngày 23/8, tại buổi làm việc giữa Viện Ứng dụng công nghệ và Bộ trưởng Bộ KH&CN cùng lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ, Viện trưởng Nguyễn Phú Hùng cho biết, 38 năm qua, Viện là một trong những đơn vị đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển công nghệ quang-điện tử, công nghệ laser tại Việt Nam
Ngày 23/8, tại buổi làm việc giữa Viện Ứng dụng công nghệ và Bộ trưởng Bộ KH&CN cùng lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ, Viện trưởng Nguyễn Phú Hùng cho biết, 38 năm qua, Viện là một trong những đơn vị đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển công nghệ quang-điện tử, công nghệ laser tại Việt Nam; tạo ra nhiều sản phẩm được ứng dụng trong các lĩnh vực như: Điện tử viễn thông, tin học (nghiên cứu thử nghiệm thành công hệ thống thông tin quang 34Mbit/s, tạo tiền đề phát triển phổ biến các hệ đường trục cáp quang hiện nay; máy tính “Bác Tô” đầu tiên tại Việt Nam, phần mềm dịch tự động Anh Việt…); y tế (các thiết bị phẫu thuật laser, thiết bị tán sỏi laser, trị liệu laser… được Bộ Y tế cấp phép); an ninh quốc phòng (hệ quang truyền hình chuyên dụng cho điều khiển tên lửa; hệ thống xử lý thông tin bám đối tượng bay, máy chỉ huy phục vụ đánh đêm),…
Ngoài ra, Viện cũng là nơi ươm tạo thành công nhiều doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp trở thành các tập đoàn lớn hiện nay: FPT, CMC, T&T, Nacenimex, Nacenopto,…
Bên cạnh đó, Viện trưởng Nguyễn Phú Hùng cho biết các nhiệm vụ mà Viện tập trung thực hiện trong năm nay gồm: đẩy mạnh công tác thị trường: dịch vụ đo lường, chuyển giao kết quả nghiên cứu; mở rộng các nhiệm vụ phục vụ địa phương...; chú trọng dự án đầu tư trung hạn Phòng thí nghiệm MEMS/NEMS tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc… Định hướng phát triển đến năm 2030 tầm nhìn 2045 của Viện gồm 4 trọng tâm: Công nghệ quang - điện tử (laser, hồng ngoại, mạ màng cứng, màng mỏng…); điện tử chuyên dụng ( vi điện tử, IoT, sensor độ nhạy cao, robot…); Công nghệ sinh học (vi sinh, tách chiết hoạt chất, chế biến chế phẩm sinh học, lai tạo giống…); Công nghệ vật liệu và linh kiện điện tử (vật liệu phân hủy, vật liệu tiên tiến cho linh kiện điện tử, vật liệu xử lý ô nhiễm môi trường,...).
Theo MOST