Báo cáo "Phân tích ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam" của Worldbank xác định các nguồn và con đường gây ô nhiễm nhựa ở Việt Nam, cho thấy mười loại nhựa phổ biến nhất chiếm hơn 80% tổng lượng chất thải nhựa đổ vào các con sông và biển Việt Nam gồm các đồ đựng một lần phổ biến và các loại ngư cụ khai thác thủy hải sản.
Cụ thể gồm: mảnh nhựa mềm, ngư cụ, túi nhựa cỡ nhỏ, hộp đựng thực phẩm bằng xốp, mảnh nhựa cứng, ống hút, bao bì bim bim/ bánh kẹo, một số bao bì khác, nhựa khác.
Tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa với tốc độ nhanh cũng như thay đổi lối sống ở Việt Nam đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa. Ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền hằng năm ở Việt Nam. Ít nhất 10% số đó, tương đương với 300.000 tấn chất thải nhựa đã phát thải vào các con sông và biển, khiến Việt Nam trở thành một trong năm nước gây ô nhiễm nhựa trên đại dương hàng đầu trên thế giới. Dự báo, khối lượng rác thải nhựa trôi nổi này có thể tăng gấp đôi vào năm 2030.
Đây là áp lực lớn để Việt Nam có thể đạt mục tiêu cắt giảm rác thải nhựa đại dương lần lượt ở mức 50% vào năm 2025 và 75% vào năm 2030 như đã cam kết.
B Như