Giới chức Tanzania đang lên kế hoạch đấu giá 3.5 tấn răng (ngà) hà mã vào tuần tới. Động thái này gặp nhiều chỉ trích từ phía các tổ chức bảo tồn, rằng việc đấu giá sẽ khuyến khích hành vi giết hại hà mã để lấy các bộ phận cơ thể.

Trong thứ Hai tới, các thương lái đã đăng ký sẽ tham gia buổi đấu giá cho 12.500 mảnh răng hà mã do Bộ Du lịch và Tài nguyên Thiên nhiên tổ chức ở Trung tâm thương mại quốc gia Dar es Salaam – nhà chức trách Tanzania cho hay. Người mua sẽ được cấp giấy chứng nhận sở hữu.

Hà Mã. Ảnh: National Geographic
Hà Mã. Ảnh: National Geographic

Loài hà mã trên khắp Châu Phi đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ tình trạng săn bắt bừa bãi để lấy ngà và thịt, tổ chức bảo tồn WFF cho biết.

Mặc dù một số quốc gia vẫn đang duy trì được số lượng hà mã tương đối lớn, nhưng WFF vẫn phản đối bất cứ hành vi tiêu thụ ngà và các bộ phận của loài này. Chúng tôi cảm thấy rất thất vọng vì những cuộc đấu giá như vậy vẫn diễn ra” - Colman O’Criodain – chuyên gia của VFF – phát biểu.

Born Free, một tổ chức bảo tồn khác cho rằng, nhu cầu tiêu thụ ngà hà mã tiếp tục gia tăng có thể có nguyên nhân do những nỗ lực chấm dứt nạn buôn bán ngà voi.

Tại Trung Quốc, một trong những quốc gia tiêu thụ ngà voi nhiều nhất thế giới, tuyên bố cấm mua bán ngà voi sẽ bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm nay.

Sách đỏ quốc tế về các loài có nguy cơ tuyệt chủng xếp hà mã vào loại “sắp nguy cấp” và ước lượng có khoảng 130.000 cá thể đang sinh sống tại khu vực hạ Sahara (châu Phi). Răng của hà mã thường được dùng để làm đồ điêu khắc, trang trí, và phần lớn được giao dịch tại Châu Á.

Việc buôn bán các bộ phận của hà mã đã được công nhận hợp pháp tại Hội nghị Thương mại Quốc tế về Các loài Động-thực vật có Nguy cơ Tuyệt chủng (CITES).