Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Astronomy vào ngày 24/3, các nhà thiên văn đã phát hiện một loại sóng mới trên bề mặt Mặt trời sau khi phân tích dữ liệu quan sát ngôi sao này trong thời gian 25 năm. Họ gọi chúng là sóng xoáy ngược tần số cao (HFR) bởi vì chúng di chuyển dưới dạng xoáy, ngược hướng với chiều quay của Mặt trời.

Sóng HFR có một số đặc điểm kỳ lạ, nhưng khó hiểu nhất là tốc độ của chúng. Sóng HFR di chuyển nhanh hơn ba lần so với sóng Rossby – Haurwitz [loại sóng hình thành do Mặt trời quay trên trục của chính nó].

“Sóng HFR là một mảnh ghép quan trọng trong sự hiểu biết của chúng ta về hoạt động của Mặt trời. Sự tồn tại và nguồn gốc của sóng HFR cho đến nay vẫn là điều bí ẩn, nhưng nhiều khả năng nó có thể liên quan đến một số quá trình như đối lưu, tác động của từ tính hoặc lực hấp dẫn”, nhóm nghiên cứu nhận định.

Nguồn: iflscience.com