Trong tương lai, con người có thể tổng hợp các enzyme để sử dụng trong quá trình tái chế nhựa và xử lý chất thải với chi phí thấp.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications vào tháng 10/2022, các nhà khoa học tại Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha (CSIC) phát hiện nước bọt của sâu sáp (wax worm) – ấu trùng của một loại bướm đêm – chứa hai enzyme có khả năng oxy hóa và phân hủy polyethylene (PE), một trong những loại nhựa phổ biến nhất thế giới được sử dụng để làm túi nilon và chai nước ngọt.

Nhóm nghiên cứu đặt tên cho hai loại enzyme tự nhiên này là Demetra và Ceres, theo tên các nữ thần nông nghiệp của người Hy Lạp và La Mã cổ đại. Trong quá trình thí nghiệm, họ nhận thấy các enzyme Demetra và Ceres có thể phân hủy polyethylene chỉ trong vài giờ ở nhiệt độ phòng và mức pH trung tính.


Nguồn: Sciencealert.com