Nạn phá rừng Amazon tại Brazil đã tăng 21,97% trong năm nay, ở mức cao nhất kể từ năm 2006. Tổng cộng 13.235 km2 đã bị phá hủy từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2021, gây nghi ngờ lớn về cam kết của Brazil trong việc chấm dứt nạn phá rừng trong thập kỷ tiếp theo.

Các số liệu trên do Viện Nghiên gian Quốc gia Brazil (INPE) công bố dựa trên dữ liệu vệ tinh, và nó cho thấy tình trạng đáng báo động về hoạt động chặt phá rừng bất hợp pháp ở Amazon.

Tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) diễn ra vào đầu tháng 11, phái đoàn của Brazil nhấn mạnh rằng họ đang làm tất cả những gì có thể để bảo vệ rừng Amazon. Brazil cùng với hơn 100 quốc gia khác đã cam kết đẩy lùi nạn phá rừng vào năm 2030.

Rừng nhiệt đới Amazon thường được ví như lá phổi xanh của Trái đất vì nó hấp thụ một lượng lớn khí nhà kính carbon dioxide (CO2). Việc mất đi hệ sinh thái quan trọng này có thể sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc và có thể khiến nhân loại không đạt được các mục tiêu khí hậu đã đề ra, chẳng hạn như hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Nguồn: iflscience.com