Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP28), nhóm nghiên cứu làm việc cho Dự án Carbon Toàn cầu đã công bố báo cáo cho thấy lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trên toàn thế giới trong năm nay đạt mức 36,8 tỷ tấn, cao hơn 1,1% so với năm 2022.
Lượng phát thải tăng lên ở Ấn Độ (8,2%), Trung Quốc (4,0%) nhưng có chiều hướng giảm xuống ở châu Âu (-7,4%), Hoa Kỳ (-3,0%) và phần còn lại của thế giới (-0,4%).
Nồng độ CO2 trong khí quyển dự kiến đạt mức trung bình 419,3 phần triệu (ppm) vào năm 2023, cao hơn 51% so với thời kỳ tiền công nghiệp.
“Tác động của biến đổi khí hậu là điều hiển nhiên ở xung quanh chúng ta, nhưng hành động cắt giảm lượng khí thải carbon từ nhiên liệu hóa thạch vẫn còn rất chậm”, Pierre Friedlingstein, giáo sư tại Đại học Exeter (Vương quốc Anh), nhận định.
Lượng khí thải tiếp tục tăng lên sau mỗi năm khiến việc đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệpngày càng trở nên khó khăn hơn. Để thực hiện mục tiêu này, lượng khí thải CO2 tạo ra do việc đốt nhiên liệu hóa thạch toàn cầu cần phải giảm xuống hơn 5% mỗi năm”.
Nguồn: Time.com
Quốc Hùng và nhóm tác giả thực hiện