Ảnh: Shutterstock.
Ảnh: Shutterstock.

Các nhà khoa học tại Đại học Vũ Hán(Trung Quốc) phát hiện lõi trong của Trái đất dao động lắc lư quanh trục quay với chu kỳ khoảng 8,5 năm một lần.

Nguyên nhân có thể là do tồn tại một góc nghiêng 0,17độ giữa lõi trong và lớp phủ [hoặc lớp manti] của Trái đất. Phát hiện này trái ngược với niềm tin phổ biến trước đây cho rằng trục quay của lõi trong thẳng hàng hoàn hảo với trục quay của lớp phủ. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Tại độ sâu khoảng 2896 km, lõi Trái đất được chia thành hai phần chính là lõi trong (dạng rắn) và lõi ngoài (kim loại lỏng). Nhóm nghiên cứu cho biết, góc nghiêng và sự chao đảo của lõi trong có thể dẫn đến sự thay đổi về hình dạng và chuyển động của kim loại lỏng ở lõi ngoài, gây ra sự thay đổi tiềm tàng của từ trường và trọng lực trên bề mặtTrái đất.

Khám phá mới có thể tái định hình hiểu biết của chúng ta về hoạt động bên trong Trái đất, mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới trong các lĩnh vực như địa vật lý, địa chấn,…

Nguồn: Space.com

Bài đăng số 1274 (số 2/2024) KH&PT