Trong khi các rạn san hô tổng thể của Hoa Kỳ còn tương đối nguyên vẹn, dọc theo bờ biển của Florida chỉ còn lại 2% lớp phủ san hô ban đầu.

Báo cáo do Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (Noaa) và Trung tâm Khoa học Môi trường Đại học Maryland công bố tuần trước, đánh giá các rạn san hô dọc theo bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, từ Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ và Puerto Rico đến Guam, Hawaii và Samoa thuộc Mỹ. Đây là báo cáo đầu tiên đánh giá san hô bằng cách sử dụng dữ liệu quan trắc được chuẩn hóa trên quy mô quốc gia. Phân tích hồ sơ từ năm 2012 đến năm 2018, các nhà nghiên cứu xác định sự ấm lên và axit hóa đại dương, dịch bệnh san hô và đánh bắt cá là những mối đe dọa đang diễn ra đối với các rạn san hô, cho thấy "triển vọng tồi tệ" đối với các hệ sinh thái này.

Hình minh họa. Nguồn: AP

Các rạn san hô, được coi là hệ sinh thái đa dạng sinh học nhất trong đại dương, giúp hỗ trợ hơn 25% tất cả các sinh vật biển. Chúng cũng bảo vệ bờ biển chống lại các trận cuồng phong và bão nhiệt đới, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế thông qua đánh bắt thương mại, du lịch và giải trí.

Các nhà nghiên cứu Noaa cho biết biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái rạn san hô.

Nhiệt độ nước tăng (dẫn đến tẩy trắng san hô) và tăng axit hóa đại dương đều do biến đổi khí hậu, có thể phá hủy các hệ sinh thái rạn san hô bất kể ở đâu, cho dù cách xa với quần thể con người. Và dọc theo bờ biển Florida, các tác nhân gây ô nhiễm nước, xây dựng, đánh bắt quá mức và bùng phát dịch bệnh có nghĩa là ngay cả lớp phủ san hô còn lại cũng đang trong tình trạng nguy cơ cao.

“Rất nhiều san hô còn sót lại được chúng tôi coi là loài 'cỏ dại' hơn. Chúng có khả năng chống lại nhiều mối đe dọa, nhưng chúng không phải là loài xây dựng rạn san hô chính và chúng không phải là loài quan trọng đối với đa dạng sinh học," Erinn Muller, chuyên gia về sức khỏe và bệnh tật của san hô tại Phòng thí nghiệm Mote Marine ở Sarasota, Florida, cho biết.

Muller cho biết rạn san hô của Florida được ước tính trị giá ít nhất 8 tỷ đô la cho nền kinh tế tiểu bang, tạo ra hơn 70.000 việc làm tại địa phương.

Để đối phó với mối đe dọa suy giảm san hô trong tương lai, các nhà khoa học đang nỗ lực nâng cao nhận thức và khôi phục sự phát triển của san hô.

Khi rừng bị tàn phá, người ta nghĩ ngay đến việc trồng rừng lại, và hiện các nhà khoa học đang tìm cách tiếp cận tương tự với san hô, theo Koss nói.

Đạo luật Phục hồi Rạn san hô, được các nhà lập pháp Mỹ đưa ra vào năm ngoái, sẽ thành lập một lực lượng đặc nhiệm liên bang về bảo vệ san hô và đưa ra các chiến lược quốc gia để quản lý và phục hồi rạn san hô. Các nhiệm vụ này đã được đồng tài trợ bởi các nhà lập pháp từ Hawaii và Florida, nơi các rạn san hô là một phần quan trọng của sinh thái và kinh tế bang.

Nguồn:
https://www.theguardian.com/environment/2020/nov/18/coral-reefs-florida-dire-outlook