Sau thành công của cuộc bầu cử vừa qua, Chính phủ của Thủ tướng Anh Boris Johnson đã cam kết trong tuyên ngôn bầu cử sẽ tăng năng suất của các trang trại gió ngoài khơi từ 10 đến 40 gigawatt trong thập kỷ này.
Thay vào đó, các nguồn năng lượng thay thế sẽ được kết hợp sử dụng, bao gồm năng lượng gió trên bờ, năng lượng mặt trời, năng lượng hydro và năng lượng sinh khối. Theo các báo cáo quý 3 năm 2019, các nguồn năng lượng tái tạo đang chiếm 40% năng suất sản xuất điện tại Anh.
Xét đến diện tích đất trên bờ khá hạn chế, nước Anh đang lên kế hoạch xây dựng các trang trại gió quy mô khổng lồ ngoài khơi. Cuối năm 2018, trên toàn Vương quốc có 38 điểm vận hành với 2000 tuabin gió và dự kiến bổ sung thêm 1000 tuabin nữa.
Hai dự án lớn nhất có thể kể đến là Walney Extension tại miền bắc xứ Wales và London Array, đặt tại cửa sông Thames. Đây là hai địa điểm có mật độ nhà máy điện gió cao nhất tại Anh. Một số dự án khác cũng đang được hoàn thiện và sẵn sàng cạnh tranh cho danh hiệu nhà máy điện gió xa bờ lớn nhất thế giới, chẳng hạn như dự án Hornsea và Dogger Bank nằm ngoài khơi biển Yorkshire.
Thủ tướng Johnson cũng đã gợi mở ý tưởng về các trang trại gió nổi sử dụng các công nghệ tiên tiến đang trong quá trình phát triển nhằm mở rộng phạm vi khai thác. Tuy nhiên, trên thực tế thì khái niệm về các nhà máy năng lượng gió xa bờ vẫn chưa được phổ biến với công chúng, trong khi nhiều tổ chức tổ chức phi chính phủ lo ngại về tác động của chúng đối với động vật có vú và các loài chim di cư.
Song, yếu tố quan trọng ở đây là “chi phí toàn cầu” của việc xây dựng và vận hành tuabin gió. Vestas, một nhà sản xuất Đan Mạch, ước tính cần từ 5-12 tháng vận hành để bù đắp lại chi phí năng lượng – hay độ phát thải cacbon – cho việc sản xuất một tuabin gió tùy mẫu mã sản phẩm và điều kiện gió tại điểm vận hành.
Theo Robert Norris, thành viên của Hiệp hội thương mại công nghiệp RenewableUK, “Với thời gian đền bù dấu chân cacbon nhanh như vậy, tuabin gió chính là ví dụ tuyệt vời về năng lượng tái tạo trong thực tiễn.”
Ông Alastair Dutton, trưởng bộ phận vận hành Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC), tin rằng các cải tiến về mặt công nghệ cần được đầu tư mạnh hơn nữa nhằm nâng cao tính bền vững của nguồn năng lượng này. Cụ thể là, các nhà sản xuất tuabin gió có thể hoàn toàn loại bỏ các nguồn nguyên liệu thô và áp dụng tối đa năng lượng gió vào nền kinh tế tuần hoàn.
Năm 2019 vừa qua là một năm kỉ lục với ngành năng lượng gió ngoài khơi với hàng loạt dự án được hoàn thiện tại các bờ biển Trung Quốc, Đài Loan, Anh và Hà Lan, cùng nhiều nước khác.
Nguồn: https://techxplore.com/news/2020-01-uk-offshore-green-energy-transition.html