Khi sao chổi Lovejoy (trong ảnh) đi ngang qua Trái đất vào năm 2014, nó phát ra một vầng hào quang màu xanh lục mờ - một hiện tượng cũng xuất hiện ở các sao chổi khác.


Sao chổi Lovejoy.

Giờ đây, lần đầu tiên, thông qua các phép đo trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã tìm ra phản ứng hóa học kỳ lạ là nguyên nhân đằng sau hào quang xanh lục này.

Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ ánh sáng màu xanh lục xung quanh một số sao chổi xuất phát từ sự phân hủy của một phân tử gọi là dicarbon (C2). Để xác minh giả thuyết này trong phòng thí nghiệm, một nhóm nghiên cứu đã sử dụng tia cực tím để tách các nguyên tử clo ra khỏi phân tử cacbon clorua (C2Cl4) và sau đó bắn phá phân tử C2 còn lại bằng ánh sáng cường độ cao. Các phản ứng hóa học mà họ quan sát được gây nhiều bất ngờ.

Thay vì hấp thụ một photon ánh sáng và sau đó phát ra ánh sáng màu xanh lục khi phân tử bị phá vỡ, như giả thuyết trước đây, phản ứng cho thấy phân tử C2 hấp thụ hai photon. Một photon trong đó kích thích phân tử C2, và photon thứ hai tiếp tục nâng nó lên một trạng thái không ổn định và giàu năng lượng hơn. Từ đó, phân tử phân hủy và phát ra một photon màu xanh lục đặc trưng.

Ngoài ra, trong quá trình này, C2 trải qua hai quá trình chuyển đổi rất ít khi xuất hiện trong điều kiện thí nghiệm mà chỉ xuất hiện trong không gian sâu như ở gần sao chổi.

Nguồn: