Theo NASA, cây lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, chúng hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường và 107 loại độc tố, trong đó có cả các độc tố gây ung thư. Ngoài ra, trong phong thủy loại cây này có tác dụng trừ tà ma, mang lại tài lộc, may mắn.

Cây lưỡi hổ con mới trồng. Ảnh
Cây lưỡi hổ con mới trồng. Ảnh minh họa.


1. Dụng cụ và đất trồng

Bạn có thể trồng cây lưỡi hổ ở chậu sứ, nhựa, bồn hoa… Dù chịu được ánh nắng gay gắt nhưng bạn cũng không nên để cây lưỡi hổ ở ngoài trời liên tục mà nên để chúng ở khu vực râm mát vừa phải.

Bạn có thể đặt chậu lưỡi hổ ở ban công, hiên nhà, phòng làm việc hoặc những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.


Nhiệt độ thích hợp nhất để cây lưỡi hổ phát triển là từ 22 - 30 độ C.

Cây lưỡi hổ không quá kén đất trồng, nhưng cây sẽ phát triển tốt nhất khi được trồng trên nền đất nhiều mùn, giàu dinh dưỡng. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc trộn với tro trấu, phân chuồng hoai mục…

Loại cây này cũng rất dễ trồng và không tốn nhiều công chăm sóc. Ảnh minh họa.
Loại cây này cũng rất dễ trồng và không tốn nhiều công chăm sóc. Ảnh minh họa.

2. Chọn giống và trồng cây

Người ta thường nhân giống cây lưỡi hổ bằng các tách bụi lấy những đoạn thân có mầm hoặc giâm bằng lá.

Giâm lá: Nên trông từ mùa Xuân đến mùa Hè. Chọn lá non khỏe đẹp rồi cắt ngang gốc (nên cắt thành khúc dài 5cm và để tự liền sẹo) rồi chôn 1/2 khúc lá vào chậu cảnh đã chuẩn bị trước. Đặt chậu cảnh ở nơi có nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao. Thi thưởng tưới nước cho cây nhanh mọc mầm và ra rễ.

Nếu trồng bằng thân bạn cũng chôn xuống như những cây khác.

Chậu lưỡi hổ đặt trong nhà hay phòng làm việc đều rất tốt.
Chậu lưỡi hổ đặt trong nhà hay phòng làm việc đều rất tốt.

3. Chăm sóc

Lưỡi hổ là loại cây sợ dư nước nên các bạn không cần tưới thường xuyên. Khi đất trong chậu cảnh khô hẳn, người trồng nên tưới nước từ phía dưới chậu lên cao dần.

Vào mùa lạnh hoặc mùa mưa chỉ cần tưới nước 1 lần/tháng.

Khoảng 1-2 tháng, bạn có thể bón phân chuồng hoai mục hoặc phân khoáng cho cây lưỡi hổ.

Nếu cần lưỡi hổ phát triển lớn thì phải thay chậu cho cây. Khi thay chậu bạn cần chọn loại đất dành cho xương rồng và 1/3 cát to.

Thường xuyên cắt tỉa các lá bị hư, héo úa. Lau chùi hoặc xịt bóng lá để cây bóng bẩy và đẹp bắt mắt hơn.