Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Australia chỉ ra rằng trẻ em ăn quá nhiều muối dễ mắc chứng béo phì, thừa cân. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy ăn mặn là nguyên nhân gây béo bụng – một dạng béo phì nguy hiểm nhất gây ra bệnh tim và bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Australia chỉ ra rằng, trẻ em ăn quá nhiều muối dễ mắc chứng béo phì, thừa cân. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy ăn mặn là nguyên nhân gây béo bụng – một dạng béo phì nguy hiểm nhất, gây ra bệnh tim và bệnh tiểu đường.
Hầu hết lượng muối trong cơ thể chúng ta được bài tiết qua nước tiểu, do vậy các nhà khoa học đã sử dụng mẫu nước tiểu trong một ngày của trẻ để có kết quả chính xác về lượng muối tiêu thụ mỗi ngày. “Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng hiện có tới 70% trẻ em từ 4-12 tuổi ở Australia đang ăn nhiều muối hơn mức tối đa đảm bảo sức khỏe.” -Tiến sĩ Carley Grimes nói. Trước đây, trẻ em thường ăn trung bình 6 gam (hơn 1 thìa cà phê) muối mỗi ngày trong khi thực tế tối đa chỉ được ăn khoảng 4-5 gam mỗi ngày.
Việc ăn nhiều muối hơn làm tăng 23% nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì và gia tăng khả năng bị các bệnh mãn tính nguy hiểm trong tương lai như huyết áp cao, bệnh tim.
Theo bà Grimes, trong các thực phẩm hàng ngày của trẻ em như bánh mì, phó mát, thịt nguội hay xúc xích đều chứa nhiều hàm lượng muối. Nghiên cứu này được xem như hồi chuông cảnh báo các bậc phụ huynh nên cắt giảm lượng muối ăn hàng ngày cho trẻ.
Các kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng của Anh.
Tuệ Anh (Theo Newsmax)