Một khảo sát ở Mỹ cho thấy 80% thanh niên thế hệ millennials coi mình là nhà lãnh đạo. Nhưng vào năm 2013, chỉ 12% trong số họ làm quản lý.

Đánh giá cao bản thân, nhưng thế hệ millennials ít được đề bạt. Ảnh: Theodysseyonline
Đánh giá cao bản thân, nhưng thế hệ millennials ít được đề bạt. Ảnh: Theodysseyonline

Làm việc quá nhiều: Làm việc nhiều sẽ khiến công việc đang làm bị giảm giá trị bởi khi đó, việc đánh giá kết quả và chất lượng công việc bị chuyển thành đánh giá thời gian và khối lượng công việc. Nếu công việc chỉ được đánh giá theo tiêu chí cô/anh ấy bỏ bao nhiêu thời gian để hoàn thành thì nhân viên đó sẽ thực sự trở nên “rẻ tiền” bởi họ sẵn sàng làm nhiều gấp đôi với mức lương một nửa. Việc đề bạt những nhân viên này đem lại lợi ích cho công ty.


Thiếu sự hiếu kỳ: Nghĩ rằng cái gì mình cũng biết là tính cách kém hấp dẫn ở nhân viên. Muốn có cuộc trò chuyện thú vị, hãy hỏi câu hỏi hay và lắng nghe. Khi khiến người khác nói, bạn sẽ được nhớ tới như là một người thú vị.


Dễ hài lòng: Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, những nhân viên ít hài lòng với công việc có lương cao hơn 18% so với nhân viên dễ hài lòng. Người ít hài lòng dễ được đề bạt hơn bởi có thể chỉ ra các khiếm khuyết trong bản kế hoạch trước khi thực thi.


Lười rèn luyện: Thế hệ millennials thường ít luyện tập kỹ năng viết và diễn thuyết - những kỹ năng mà nhà tuyển dụng cho là cần thiết nhất.