Bệnh gout (thống phong) là loại viêm khớp, thường gặp ở nam giới. Phần lớn các bệnh nhân gút được chẩn đoán là nam giới tuổi trung niên có cơn gút cấp trên một tiền sử bệnh tiềm ẩn và phần lớn bệnh nhân có uống rượu thường xuyên.

Nguyên nhân sâu xa của bệnh gout nằm ở những trục trặc về gen. Cho đến nay, giới khoa học đã xác định được 5 gen liên quan đến bệnh gút: HGPRT1, Glc6-photphat tại gan và 3 gen PRPPs1,2,3 có trong tinh hoàn.

Trong bệnh gout, viêm xảy ra do các tinh thể nhỏ của một chất gọi là acid uric lắng đọng trong khớp, đó là tinh thế muối urat. Có nhiều nguy cơ lắng đọng muối urat nếu nồng độ acid uric cao trong cơ thể. Tuy nhiên, hội chứng tăng Acid uric và bệnh gút là hai vấn đề cần phần biệt, cho dù có liên hệ chặt chẽ với nhau. Acid uric là một chất thải hình thành bởi sự phá hủy tự nhiên chất purin trong cơ thể (chất purin có trong các tế bào của cơ thể).

Thói quen ăn nhậu, thói quen dinh dưỡng không phù hợp không chỉ làm tăng hàm lượng purin mà còn là nguồn chuyển hóa dở dang tạo ra vô số các gốc tự do, chu chuyển lang thang trong cơ thể và sẵn sàng gắn vào bất kỳ gen nào có nguy cơ biến đổi.

Bệnh gout. Ảnh minh họa.
Bệnh gout. Ảnh minh họa.

Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urát tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Đa phần bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong. Nếu không được điều trị tiếp tục và triệt để, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều và nặng hơn. Ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện những u, cục gọi là hạt tophi (tiếng Anh là topus) xung quanh khớp, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, có nguy cơ gây biến dạng khớp và có thể dẫn đến tàn phế.


Đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh gout hơn phụ nữ, do các gen bị trục trặc thường có ở nam. Tuy nhiên, phụ nữ có nam tính mạnh cũng vẫn bị mắc gút như thường. Các yếu tố có nguy cơ khác bao gồm béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa, nghiện rượu và sử dụng của một số thuốc (aspirin, thuốc lợi tiểu).


Sau đây là một số bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả:

Giấm táo: Có công dụng cao trong điều trị sưng cơ và đau khớp. Để làm dịu đi các cơn mệt mỏi và đau nhức cơ khớp, cách tốt nhất đó chính là sử dụng giấm táo khi tắm kết hợp cùng các động tác tự xoa bóp thư giãn. Giấm táo còn có công dụng điều trị các bệnh viêm khớp. Các cặn lắng gây choáng chỗ, làm khớp xương bị xơ cứng, giãn to và làm hư hại các khớp xương. Các vấn đề về khớp và bệnh viêm khớp gây đau đớn, tàn tật đều là những hậu quả đáng buồn. Các cặn lắng này sẽ được làm tan biến bằng cách uống giấm táo mỗi ngày. Trộn 1 muỗng cà phê giấm táo (lấy luôn phần xác táo) với một cốc nước. Uống đều đặn 2 lần/ngày trong vòng 2-3 ngày, nếu cảm thấy đỡ đau thì hãy tăng dần liều lượng giấm táo lên chừng 1 muỗng canh.
Giấm táo: Có công dụng cao trong điều trị sưng cơ và đau khớp. Để làm dịu đi các cơn mệt mỏi và đau nhức cơ khớp, cách tốt nhất đó chính là sử dụng giấm táo khi tắm kết hợp cùng các động tác tự xoa bóp thư giãn. Giấm táo còn có công dụng điều trị các bệnh viêm khớp. Các cặn lắng gây choáng chỗ, làm khớp xương bị xơ cứng, giãn to và làm hư hại các khớp xương. Các vấn đề về khớp và bệnh viêm khớp gây đau đớn, tàn tật đều là những hậu quả đáng buồn. Các cặn lắng này sẽ được làm tan biến bằng cách uống giấm táo mỗi ngày. Trộn 1 muỗng cà phê giấm táo (lấy luôn phần xác táo) với một cốc nước. Uống đều đặn 2 lần/ngày trong vòng 2-3 ngày, nếu cảm thấy đỡ đau thì hãy tăng dần liều lượng giấm táo lên chừng 1 muỗng canh.

 Gừng: Gừng có đặc tính chống viêm cao, chính điều này giúp làm giảm cơn đau và viêm ở vùng sưng đau do gout. Bạn chỉ cần thêm gừng nhiều hơn vào các bữa ăn để hỗ trợ điều trị gout. Dùng 1/2 muỗng cà phê bột gừng hòa với nước nóng và uống ngày 1 lần. Hoặc nếu cơn đau kéo dàu, hãy đắp lên chỗ đau một chút gừng giã nát. Dùng tay xoa đều nước gừng lên những chỗ đau và giữ nguyên trong nửa giờ. Thực hiện đều đặn ngày 1 lần bạn sẽ thấy những chuyển biến vô cùng khả quan.
Gừng: Gừng có đặc tính chống viêm cao, chính điều này giúp làm giảm cơn đau và viêm ở vùng sưng đau do gout. Bạn chỉ cần thêm gừng nhiều hơn vào các bữa ăn để hỗ trợ điều trị gout. Dùng 1/2 muỗng cà phê bột gừng hòa với nước nóng và uống ngày 1 lần. Hoặc nếu cơn đau kéo dàu, hãy đắp lên chỗ đau một chút gừng giã nát. Dùng tay xoa đều nước gừng lên những chỗ đau và giữ nguyên trong nửa giờ. Thực hiện đều đặn ngày 1 lần bạn sẽ thấy những chuyển biến vô cùng khả quan.

Baking soda: Acid uric là yếu tố quan trọng nhất góp đưa tình trạng bệnh gút ngày càng trầm trọng. Baking soda là nguyên liệu có khả năng giúp giảm lượng axit uric, giúp cắt những cơn đau gút sớm nhất. Bạn chỉ cần trộn 1/2 muỗng cà phê baking soda vào một ly nước và khuấy đều. Uỗng mỗi ngày tối đa 3 lần, không được sử dụng nhiều hơn mức độ đó. Uống đủ 2 tuần thì dừng lại, cơn đau gout cũng sẽ biến mất. Lưu ý: Đối với người trên 60 tuổi, không nên uống quá 2 lần/ngày. Phương pháp này cũng không dành cho người cao huyết áp.
Baking soda: Acid uric là yếu tố quan trọng nhất góp đưa tình trạng bệnh gút ngày càng trầm trọng. Baking soda là nguyên liệu có khả năng giúp giảm lượng axit uric, giúp cắt những cơn đau gút sớm nhất. Bạn chỉ cần trộn 1/2 muỗng cà phê baking soda vào một ly nước và khuấy đều. Uỗng mỗi ngày tối đa 3 lần, không được sử dụng nhiều hơn mức độ đó. Uống đủ 2 tuần thì dừng lại, cơn đau gout cũng sẽ biến mất. Lưu ý: Đối với người trên 60 tuổi, không nên uống quá 2 lần/ngày. Phương pháp này cũng không dành cho người cao huyết áp.

Bồ công anh: Rễ cây bồ công anh có chứa axít kynurenic, một amino axít giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Các đặc tính tiền sinh học của bồ công anh là do trong rễ cây có chứa chất xơ (inulin) và sesquiterpene lactones. Nếu được thu hoạch vào mùa thu thì trong rễ bồ công anh sẽ có lượng inulin cao nhất và lượng sesquiterpene lactones trong rễ bồ công anh cũng có tác dụng làm dịu cơn viêm rất tốt. Người bị bệnh gout có thể uống trà bồ công anh 3 - 4 lần/ngày để giữ thận làm việc tốt và giúp urat thừa tuôn ra từ cơ thể của bạn. Bạn có thể ăn lá bồ công anh tươi trong món salad hoặc nấu trong các món ăn khác vì nó có đầy đủ các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác đặc biệt là có vitamin C giúp nồng độ acid uric thấp hơn.
Bồ công anh: Rễ cây bồ công anh có chứa axít kynurenic, một amino axít giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Các đặc tính tiền sinh học của bồ công anh là do trong rễ cây có chứa chất xơ (inulin) và sesquiterpene lactones. Nếu được thu hoạch vào mùa thu thì trong rễ bồ công anh sẽ có lượng inulin cao nhất và lượng sesquiterpene lactones trong rễ bồ công anh cũng có tác dụng làm dịu cơn viêm rất tốt. Người bị bệnh gout có thể uống trà bồ công anh 3 - 4 lần/ngày để giữ thận làm việc tốt và giúp urat thừa tuôn ra từ cơ thể của bạn. Bạn có thể ăn lá bồ công anh tươi trong món salad hoặc nấu trong các món ăn khác vì nó có đầy đủ các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác đặc biệt là có vitamin C giúp nồng độ acid uric thấp hơn.

Nước chanh: Để chấm dứt những cơn đau gout, bạn nên thực hiện kiềm hóa cơ thể và trung hòa axit uric dưa thừa trong máu. Điều này có thể thực hiện dễ dàng bằng nước chanh tươi. Cùng với việc uống nước chanh, người mắc bệnh gout có thể bổ sung nhiều loại trái cây chứa vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể hòa nước cốt 1/2 trái chanh vào một cốc nước và uống 3 lần mỗi ngày để xóa bỏ cơn đau gout.
Nước chanh: Để chấm dứt những cơn đau gout, bạn nên thực hiện kiềm hóa cơ thể và trung hòa axit uric dưa thừa trong máu. Điều này có thể thực hiện dễ dàng bằng nước chanh tươi. Cùng với việc uống nước chanh, người mắc bệnh gout có thể bổ sung nhiều loại trái cây chứa vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể hòa nước cốt 1/2 trái chanh vào một cốc nước và uống 3 lần mỗi ngày để xóa bỏ cơn đau gout.

Tía tô: Khi xảy ra gout đau cấp nghĩa là trong cơn gout cấp do nồng độ axít uric trong máu tăng cao, lắng đọng ở các khớp kích hoạt phản ứng viêm khiến các khớp sưng tấy, đỏ và đau rất nhiều. Trong lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất có tác dụng giảm đau chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn nên có tác dụng rất tốt trong các đợt cấp tính của bệnh gout. Do đó dùng nước bột tía tô hãm đặc uống có tác dụng chống viêm, lợi tiểu nên tăng cường đào thải axít uric trong máu giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng đau. Có thể đồng thời hòa bột tía tô với nước chín, đem đắp trực tiếp vào vị trí khớp bị viêm sẽ nhanh chóng làm giảm cơn đau nhức, giảm tình trạng viêm tấy đỏ. Cơn đau sẽ hết ngay trong vòng nửa giờ. Hay rửa thật sạch 6 - 12g lá tía tô rồi cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống (không sắc nước lá tía tô quá 15 phút vì sẽ làm mất tinh dầu trong lá). Kinh nghiệm của các bậc tiền bối cho hay chỉ sau 30 phút là cơn đau đã thuyên giảm.
Tía tô: Khi xảy ra gout đau cấp nghĩa là trong cơn gout cấp do nồng độ axít uric trong máu tăng cao, lắng đọng ở các khớp kích hoạt phản ứng viêm khiến các khớp sưng tấy, đỏ và đau rất nhiều. Trong lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất có tác dụng giảm đau chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn nên có tác dụng rất tốt trong các đợt cấp tính của bệnh gout. Do đó dùng nước bột tía tô hãm đặc uống có tác dụng chống viêm, lợi tiểu nên tăng cường đào thải axít uric trong máu giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng đau. Có thể đồng thời hòa bột tía tô với nước chín, đem đắp trực tiếp vào vị trí khớp bị viêm sẽ nhanh chóng làm giảm cơn đau nhức, giảm tình trạng viêm tấy đỏ. Cơn đau sẽ hết ngay trong vòng nửa giờ. Hay rửa thật sạch 6 - 12g lá tía tô rồi cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống (không sắc nước lá tía tô quá 15 phút vì sẽ làm mất tinh dầu trong lá). Kinh nghiệm của các bậc tiền bối cho hay chỉ sau 30 phút là cơn đau đã thuyên giảm.