Tình trạng thiếu máu xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ hồng cầu. Tình trạng này có nguyên nhân chủ yếu là do mất máu, sự phá hủy các tế bào hồng cầu, hoặc cơ thể không đủ khả năng để tạo ra đủ tế bào hồng cầu.
Có nhiều loại bệnh thiếu máu. Loại phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Các tế bào hồng cầu chứa một loại protein có lên là hemoglobin. Hemoglobin chứa đầy sắt, vậy nên nếu không có đủ chất sắt, cơ thể bạn sẽ không thể tạo ra hemoglobin, từ đó sẽ dẫn đến thiếu máu giàu oxy.
Khi phát hiện bị thiếu máu, người bị thiếu máu và huyết áp thấp cần xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu. Nếu thiếu máu do thiếu sắt thì chỉ cần ăn uống đủ dinh dưỡng và uống bổ sung thuốc sắt. Nhưng nếu thiếu máu do bệnh tan máu Thalassemia thì lại phải kiêng thực phẩm giàu sắt và uống thuốc thải sắt. Do cách điều trị bệnh khác nhau nên người bệnh cần hết sức lưu ý.
Thực phẩm cho người thiếu máu do thiếu sắt
Đối với những bệnh nhân thiếu máu, một trong những mối quan tâm hàng đầu đó chính là thiếu máu nên ăn gì để khỏe mạnh, bổ sung máu cho cơ thể.
Chế độ ăn dành cho bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt cần bao gồm các loại thực phẩm giàu chất sắt và các vitamin thiết yếu cho việc sản xuất hemoglobin và hồng cầu. Bệnh nhân cũng cần được được bổ sung các loại thực phẩm giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.Chế độ ăn uống cho người thiếu máu bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin B12, axit folic, vitamin C và sắt.
Có hai loại chất sắt trong thực phẩm là sắt heme và sắt nonheme. Sắt heme có trong thịt gia súc, gia cầm và hải sản. Nonheme được tìm thấy trong thực vật và thực phẩm tăng cường sắt. Cơ thể con người có thể hấp thụ cả hai loại, nhưng heme thì dễ dàng được hấp thụ hơn.
Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà điều chỉnh, nhưng tất cả đều cần nạp vào cơ thể khoảng 150 đến 200 mg sắt mỗi ngày. Chỉ thông qua thực phẩm thì bệnh nhân sẽ không thể đạt được con số này, vậy nên cần thực phẩm chức năng bổ sung sắt để đảm bảo lượng sắt nạp vào cơ thể.
Thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn uống của bạn để có thêm chất sắt và giúp chống thiếu máu do thiếu sắt:
1. Rau xanh nhiều lá
Rau xanh, đặc biệt là màu xanh đậm, là một trong những nguồn cung cấp sắt nonheme tốt nhất. Chúng bao gồm:
- Rau chân vịt;
- Cải xoăn;
- Cải cầu vồng;
- Rau bồ công anh.
- Cải bó xôi
- Củ cải đường
Cải cầu vồng chứa folate, giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu folate. Trái cây họ cam, quýt cùng với đậu và ngũ cốc nguyên hạt cũng là nguồn cung cấp folate dồi dào.
Nhưng những loại rau lá xanh lại có một ngược điểm là chứa hàm lượng oxalat cao. Oxalat là hợp chất ngăn cản sự hấp thu nonheme của cơ thể.
Cải bó xôi là một loại rau lá xanh rất phổ biến giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Cải bó xôi giàu canxi, vitamin A, B9, E và C, sắt, chất xơ và beta carotene. Nghiên cứu cho thấy một nửa chén cải bó xôi luộc chứa 3,2 mg sắt và chiếm khoảng 20% nhu cầu sắt cho cơ thể của người phụ nữ. Vì vậy, nên bổ sung cải bó xôi trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Củ cải đường được biết đến như một loại rau rất có hiệu quả trong cuộc chiến chống bệnh thiếu máu. Loại củ này có hàm lượng sắt cao, giúp sửa chữa và kích hoạt lại các tế bào hồng cầu. Một khi các tế bào hồng cầu được kích hoạt, lượng oxy cung cấp cho tất cả các bộ phận của cơ thể tăng lên. Thêm củ cải đường trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn dễ dàng chống lại căn bệnh thiếu máu.
Vitamin C cũng có khả năng giúp dạ dày hấp thu sắt. Ăn rau xanh với các loại thực phẩm chứa vitamin c như cam, ớt đỏ và dâu tây làm tăng khả năng hấp thu sắt.
2. Thịt gia súc và gia cầm
Tất cả thịt gia súc và gia cầm đều chứa chất sắt heme. Thịt đỏ, thịt cừu và thịt nai là những nguồn cung cấp heme tốt nhất. Gia cầm như gà, vịt thì có số lượng thấp hơn. Ăn thịt gia súc hoặc gia cầm với thực phẩm chứa sắt nonheme, chẳng hạn như rau lá xanh, có thể làm tăng sự hấp thu sắt của cơ thể. Các loại thịt đỏ cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin B12. Người ta nói rằng gan bò có hơn 600% cho nhu cầu sắt hàng ngày.
3. Gan
Nhiều người thường né tránh các loại nội tạng, nhưng chúng thực chất lại là một nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời. Gan được cho là cơ quan nội tạng phổ biến nhất, giàu sắt và folate nhất. Một số loại nội tạng giàu sắt khác là tim, thận và lưỡi bò.
4. Hải sản
Một số hải sản cung cấp chất sắt heme. Động vật có vỏ như sò, trai và tôm là những nguồn cung tốt. Hầu hết cá đều chứa sắt. Những loại cá có hàm lượng sắt cao bao gồm:
- Cá mòi, đóng hộp ngâm trong dầu;
- Cá ngừ đóng hộp hoặc tươi;
- Cá hồi tươi;
- Cá tuyết tươi;
- Cá rô tươi.
Mặc dù cá hồi tươi hay đóng hộp đều là nguồn cung cấp sắt tốt nhưng cá hồi đóng hộp lại có hàm lượng canxi cao. Canxi liên kết với sắt và làm giảm sự hấp thu sắt của cơ thể. Thực phẩm giàu canxi không nên ăn cùng lúc với thức ăn giàu sắt. Các ví dụ khác về thực phẩm giàu canxi bao gồm:
- Sữa tươi;
- Hạnh nhân cũng là một nguồn chất sắt tốt. Chúng là một phần tuyệt vời của chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng vì chúng cũng giàu canxi, nên chúng có thể không làm tăng nồng độ chất sắt của bạn nhiều.
- Sữa chua;
- Phô mai;
- Cá mòi;
- Bông cải xanh;
- Đậu hũ.
5. Thực phẩm tăng cường
Nhiều loại thực phẩm được tăng cường chất sắt. Thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn uống của bạn nếu bạn là người ăn chay hoặc đang cố gắng ăn các loại chất sắt khác:
- Nước cam;
- Ngũ cốc ăn liền;
- Các loại thực phẩm làm từ bột tinh luyện tinh chế như bánh mì trắng;
- Mì ống;
- Thực phẩm làm từ bột ngô;
- Gạo trắng.
6. Đậu
Đậu là nguồn cung cấp sắt tốt cho cả người ăn chay và người ăn thịt. Chúng cũng rẻ tiền và có thế thay đổi nhiều loại linh hoạt. Một số loại đậu giàu sắt là:
- Đậu xanh;
- Đậu nành;
- Đậu đen;
- Đậu hà lan.
7. Hạt
Nhiều loại hạt là nguồn cung cấp sắt rất tốt. Chúng có hương vị tuyệt vời của riêng mình hoặc vẫn ngon khi được rắc lên xà lách hoặc sữa chua. Một số loại hạt và hạt có chứa sắt là:
- Hạt bí ngô;
- Hạt điều;
- Hạt thông;
- Hạt hướng dương.
- Đậu phộng
Bơ đậu phộng là một nguồn giàu chất sắt. Bạn nên sử dụng bơ đậu phộng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu không thích mùi vị của bơ đậu phộng, bạn có thể ăn đậu phộng rang hàng ngày để chống lại bệnh thiếu máu. Hai muỗng canh bơ đậu phộng chứa 0,6 mg sắt.
8. Trứng
Trứng là một nguồn giàu protein và chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, sẽ hỗ trợ việc tích trữ vitamin trong cơ thể khi đang bị thiếu máu. Một quả trứng to có chứa 1 mg sắt và do vậy ăn một quả trứng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn không bị thiếu máu.
9. Lựu
Lựu là một trong những loại trái cây phổ biến giàu chất sắt và vitamin C. Ăn lựu giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể và lựu cũng rất hiệu quả trong điều trị các triệu chứng thiếu máu như yếu, chóng mặt, mệt mỏi và thậm chí cả mất khả năng nghe.
10. Mật ong
Mật ong rất tốt cho cơ thể bạn và cũng giàu sắt. Cơ thể bạn sẽ dung nạp được khoảng 0,42 mg sắt trong 100 gram mật ong. Hơn nữa, mật ong còn chứa đồng và magiê, giúp tăng nồng độ hemoglobin trong cơ thể bạn.
Tất nhiên, song song với chế độ ăn các thực phẩm bổ máu hàng ngày, bạn cũng nên kiểm tra định kỳ công thức máu, nhất là các thông số liên quan Hemoglobin để xác định có bị thiếu máu hay không.