Quả gấc có rất nhiều dưỡng chất và vitamin tốt cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn có tác dụng phòng chống ung thư, giảm cholesterol, tốt cho sức khỏe tình dục, nâng cao hệ thống miễn dịch, chống lão hóa, tăng cường thị lưc, làm đẹp da…

Hat gấc. Ảnh minh họa.
Hạt gấc. Ảnh minh họa.


1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây gấc. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.


Đất trồng

Cây gấc có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, gấc sẽ phát triển tốt và cho nhiều quả khi được trồng trên nền đất tới xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Cây gấc con. Ảnh minh họa.
Cây gấc con. Ảnh minh họa.

2. Chọn giống và trồng cây

Gấc thường được nhân giống bằng 2 phương pháp là hom và hạt.

Trồng gấc bằng hạt:

Khi quả gấc chín, lấy hạt gấc rửa sạch và phơi khô vài ngày. Sau đó bóc hết lớp vỏ đen bên ngoài và để lại nhân trắng, ngâm chúng vào nước ấm trong 2 - 3 tiếng rồi sau đó đem gieo vào đất ẩm. Đặt khay gieo ở khu vực thoáng mát và tưới nước giữ ẩm cho khay gieo. Chỉ khoảng 1 tuần là hạt sẽ nảy mầm.

Cây gấc sau 2 tuần sẽ có chiều cao 50 - 60cm và đã bắt đầu ra tua cuốn, lúc này sẽ đem trồng vào các hố đã chuẩn bị sẵn và cần cắm cọc làm giá để chúng leo lên.

Trồng gấc bằng hom:

Chọn dây gấc bánh tẻ cắt thành từng đoạn dài 30 - 40cm, mỗi hom phải có từ 2 - 3 đốt trở lên.

Chọn dây gấc bánh tẻ cắt thành từng đoạn dài 30 - 40cm, mỗi hom phải có từ 2 - 3 đốt trở lên.

Cắt dây gấc già bôi vôi hai đầu, đem giâm trong bầu đất chứa đất bột trộn với lượng nhỏ phân chuồng ủ mục và trấu để tăng độ xốp. Chú ý đầu gốc cắm sâu xuống đất khoảng 10cm, đặt nằm nghiêng và lấy tay nén quanh gốc cho chặt, đầu ngọn hướng lên trên.

Gấc xanh. Ảnh minh họa.
Gấc xanh. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Cần cung cấp độ ẩm cho cây, nhất là ở giai đoạn ra hoa và phát triển trái. Tuy nhiên, cần thoát nước tốt nếu ngập úng cây gấc sẽ chết.

Sau khi trồng gấc được khoảng 20 ngày, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê hoặc phân NPK pha loãng. Cứ khoảng 1 tháng bón 1 đợt cho cây gấc. Mỗi đợt bón phân kết hợp với làm cỏ và vun xới gốc.

Khi cây mọc dài khoảng 30 - 40 cm, bắt ngọn leo vào giàn và thường xuyên bắt các ngọn phân tán đều trên giàn. Bạn cũng có thể cho gấc bò lên các cây lớn hoặc hàng rào. Làm giàn gốc cũng giống như giàn mướp, bầu bí.

Chú ý: Dây gấc leo càng cao thì càng ít quả vì vậy nên chỉnh dây cho gấc leo ngang thì mới cho quả nhiều hơn.

Thường xuyên cắt tỉa lá cây cho giàn được thông thoáng giúp cho quả đón được nhiều ánh nắng nhất.

Cây gấc sai trĩu quả. Ảnh minh họa.
Cây gấc sai trĩu quả. Ảnh minh họa.

4. Thu hoạch

Gấc là loại quả chín không đồng đều, có thời gian thu hoạch dài ngày. Chính vì vậy, khi vỏ gấc chuyển sang màu đỏ thì tiến hành thu hoạch.