SARS-CoV-2 (hội chứng hô hấp cấp tính nặng), nguyên nhân gây ra COVID-19, không có khả năng/hoặc ít nhất là chưa được chứng minh lây nhiễm trên các loài động vật thủy sinh dùng làm thức ăn, nghĩa là chúng không đóng vai trò trực tiếp lan truyền COVID-19 sang người.

Đó là kết luận của một tập hợp chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực, từ sức khỏe động vật thủy sinh, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản, an toàn phực thẩm và thú ý … từ những tổ chức uy tín như FAO. Công bố Viewpoint: SARS-CoV-2 (The Cause of COVID-19 in Humans) is Not Known to Infect Aquatic Food Animals nor Contaminate Their Products (Tạm dịch: Góc nhìn: Chưa thể khẳng định SARS-CoV-2 lây nhiễm trên các loài thủy sinh dùng làm thức ăn và sản phẩm từ chúng) trên tạp chí Asian Fisheries Science vào tuần trước chính là để đáp lại những đồn đoán về tác nhân truyền bệnh.

Các nhà khoa học đã cảm thấy thôi thúc phải làm việc này, sau khi xem qua báo cáo sơ bộ phát biểu: COVID-19 bắt nguồn từ động vật sống tại một khu chợ hải sản ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, khiến người tiêu dùng lo ngại. “Sức tiêu thụ thủy sản ở nhiều nước đã chứng kiến sự sụt giảm, một phần cũng do những hiểu lầm liên quan đến nguy cơ và cơ chế lây lan virus,” đại diện của nhóm cho biết.

Một vài báo cáo sơ bộ cho biết COVID-19 có nguồn gốc từ động vật sống tại một khu chợ hải sản ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Một vài báo cáo sơ bộ cho biết COVID-19 có nguồn gốc từ động vật sống tại một khu chợ hải sản ở Vũ Hán, Trung Quốc.

“Nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ giúp truyền tải thông điệp rõ ràng, chính xác hơn về rủi ro lây lan SARS-CoV-2 sang người, cùng mối quan ngại chung của toàn xã hội về khả năng nhiễm virus ở các loài thủy sản và những sản phẩm được làm từ chúng,” các tác giả nhấn mạnh. Nhóm cũng lưu ý: SARS-CoV-2 thuộc họ Coronaviridae và chi Betacoronavirus – được ghi nhận là chỉ có khả năng lây nhiễm trên cơ thể động vật có vú. Vì thế, các loài [động vật] thủy sinh như cá có vây và nhuyễn thể nuôi, … vẫn được xem là một lựa chọn an toàn nhất để ăn.

“Hiện tại, chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy SARS-CoV-2 lây nhiễm trên cơ thể động vật thủy sinh, bao gồm cá có vây, giáp xác, nhuyễn thể, lưỡng cư, … Vì thế, không thể kết luận những loài này đóng vai trò là tác nhân truyền bệnh (epidemiological agent) COVID-19 cho người. Mặc dù các loại thủy sản, giống như nhiều loài khác, vẫn có nguy cơ phơi nhiễm và trở thành đối tượng bị ảnh hưởng bởi SARS-CoV-2, đặc biệt là khi tiếp xúc với người bệnh. Nhưng nếu được xử lý, chế biến thích hợp, và tuân thủ những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguy cơ thực sự là không đáng kể”, nhóm khẳng định.

Ngoài ra, dịch bệnh dường như cũng sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với các loài thủy sinh, giúp người đánh bắt và nuôi trồng ở nhiều nơi duy trì sinh kế. “COVID-19 có thể gián tiếp ảnh hưởng đến công việc làm ăn, thu nhập, an ninh thực phẩm và cả điều kiện dinh dưỡng của những cộng đồng phụ thuộc vào thủy sản. Nhưng đồng thời, sự bùng phát dịch cũng có thể khuyến khích nhu cầu đối với các sản phẩm này, do sự gián đoạn của hoạt động mua bán và vận chuyển chúng từ những cộng đồng đánh bắt/thu hoạch, bên cạnh sự thiếu hụt nguồn cung cấp protein thay thế (gia súc, gia cầm, …), ” nghiên cứu kết luận.

Nguồn: