Cây cỏ đồng tiền (rau má dù, sen dù lùn) là loại thực vật thân mềm nên có thể trồng cả trên cạn và dưới nước vì vốn cây ưa ẩm. Ngoài tác dụng trang trí nhà cửa, cây cỏ đồng tiền còn có thể dùng làm rau nấu canh, xào hoặc làm sinh tố.
1. Dụng cụ trồng và đất trồng
Bạn có thể trồng cỏ đồng tiền ở chậu sứ, đất nung, nhựa… Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Nếu trồng thủy canh bạn có thể chọn lọ thủy tinh để khoe bộ rễ xinh đẹp của cây.
Cây ra má dù không kén đất nên rất dễ trồng, sinh trưởng tốt ở nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc trộn với tro trấu, phân chuồng hoai mục… Nếu trồng thủy canh, bạn chỉ cần cho nước vào trồng.
Các chuyên gia phong thủy cho rằng, cỏ đồng tiền đặc biệt rất hợp với những người cầm tinh con rồng và rắn. Nếu có một chậu cỏ đồng tiền bên cạnh chắc chắn sẽ là trợ thủ đắc lực giúp họ thành công.
2. Trồng cây
Cỏ đồng tiền thường được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc tách bụi.
Gieo hạt: Đầu tiên, chuẩn bị một bát nước nhỏ rồi thả hạt cỏ đồng tiền vào. Khoảng 1 tuần hạt sẽ nảy mầm. Sau khi hạt nứt và có dấu hiệu nảy mầm thì nhanh chóng hớt một lớp bùn mỏng hoặc đất mềm vào để hạt có thể bám vào và vươn lên. Ngoài ra, bạn cũng có thể ươm trực tiếp vào bùn mềm. Nếu muốn trồng thủy sinh thì có thể thay nước 1 tuần/1 lần để cỏ đồng tiền không bị úng.
Tách bụi: Khi cây cỏ đồng tiền đẻ nhánh, tiến hành tỉa từ cây mẹ và trồng sau chậu đã chuẩn bị sẵn. Nếu trồng thủy sinh, bạn nên rửa sạch đất cát bám ở cây.
3. Chăm sóc
Cây cỏ đồng tiền ưa nước nên luôn cung cấp đầy đủ nước cho cây, tuyệt đối không để cạn nước. Nên thay nước bằng nước sạch 1 tuần/lần thì cây sẽ xanh tốt. Nếu tưới hoặc thay nước máy, nên xả ra để nước bay hết khi clo rồi mới tưới cho cây.
Trồng ở nơi có ánh sáng dịu nhẹ, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi.
Nếu trồng thủy sinh, cần phải để 1 lớp cát hoặc bùn mỏng dưới đáy để cây có thể phát triển.
Lương Ngọc (tổng hợp)