Phát hiện này của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) "nêu bật tầm quan trọng của việc tiếp tục theo dõi sức khỏe tâm thần của trẻ em trong suốt đại dịch".

Một báo cáo do CDC công bố hôm 12/11 cho thấy việc gián đoạn cuộc sống hằng ngày trong thời kỳ đại dịch, mối lo nhiễm Covid-19 và sự cô lập với xã hội đều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ em.

Trẻ em chờ xét nghiệm COVID-19 tại trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Ảnh AFP)

Theo đó, từ tháng 3 đến tháng 10 năm nay, tỷ lệ trẻ em 5-11 tuổi đến khám tại khoa cấp cứu liên quan đến sức khỏe tâm thần tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Con số này tăng 31% ở thanh thiếu niên 12-17 tuổi - nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất trong các lần khám cấp cứu liên quan đến sức khỏe tâm thần của trẻ em vào năm 2019 và 2020.

Các điều tra viên của CDC lưu ý rằng, định nghĩa của họ về sức khỏe tâm thần tập trung vào các triệu chứng và tình trạng căng thẳng, lo lắng - các tình trạng có thể tăng lên sau thảm họa ở Mỹ và có thể không bao gồm tất cả các lần khám cấp cứu liên quan đến sức khỏe tâm thần nói chung.

Cũng theo báo cáo, ảnh hưởng của dịch COVID-19 lên sức khỏe tinh thần của trẻ em có thể để lại hậu quả ngắn hạn và dài hạn đối với sức khỏe tổng thể và hạnh phúc của các em.

"Các phát hiện cung cấp cái nhìn ban đầu về sức khỏe tâm thần của trẻ em trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục theo dõi sức khỏe tâm thần của trẻ em trong suốt đại dịch, đảm bảo khả năng tiếp cận chăm sóc trong các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, và cải thiện các chiến lược đối phó và khả năng phục của trẻ em," các nhà nghiên cứu viết.

Nguồn: