Cà phê có tác động như thế nào trước, trong và sau khi tập thể dục? Tập thể dục và thuốc lá có thể song hành được không? Liệu uống một loại đồ uống nào đó sau khi tập thể dục có phải là một vấn đề? Theo các chuyên gia, không phải mọi thứ đều có hại ngay lập tức.
Cà phê là loại đồ uống được người Đức ưa chuộng nhất. Trung bình, mỗi người tiêu thụ khoảng 164 lít trong một năm. Cà phê không phải chỉ có hương, vị thơm ngon mà nó còn làm cho đầu óc tỉnh táo và sảng khoái. Đây cũng là một lý do vì sao người ta thường uống một cốc cà phê vào buổi sáng khi thức dậy. Và đó cũng là lý do vì sao cà phê, đúng hơn chất caffein hay song hành với thể thao. Tuy nhiên, thưởng thức như thế nào, vào thời điểm nào, điều này không đơn giản và khó có thể trả lời ngay được.
"Tôi không muốn nói caffein là một vũ khí thần kỳ, nhưng nó là một phần quan trọng tạo nên thành tích thể thao. Điều này còn tùy thuộc vào gene di truyền của vận động viên, song công bằng mà nói, cà phê có thể cải thiện thành tích của vận động viên", chuyên gia dinh dưỡng Caroline Rauscher - dược sỹ, người có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực dinh dưỡng và từng tư vấn về dinh dưỡng cho một số vận động viên thể thao đỉnh cao của Đức như nhà vô địch Olympic Viktoria Rebensburg và Eric Frenzel – cho biết. Bà cũng đã làm việc với các câu lạc bộ bóng đá cũng như với các vận động viên nghiệp dư – những người có nhiều tham vọng và muốn có một vóc dáng đẹp và cường tráng.
Còn hút thuốc lá có thật sự ảnh hưởng đến hiệu suất thể thao? Làm một điều thuốc trước khi tập thể dục hoặc rít một điếu sau khi chạy bộ ảnh hưởng như thế nào?
Theo Bộ Y tế Liên bang Đức, gần 25% người Đức trên 18 tuổi thường xuyên hút thuốc lá. Nhiều người trong số họ thường xuyên hoạt động thể dục, thể thao. Vậy tập luyện và thuốc lá, hai vấn đề này có song hành được không? Hút thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất của con người? Hút thuốc vào thời điểm nào sẽ làm tổn hại lâu dài đến thể lực? Điều gì tệ hơn: hút thuốc trước hay sau khi tập luyện?
GS.TS Ingo Froboese - vận động viên điền kinh, hiện nay là người đứng đầu của Viện Trị liệu, Phòng ngừa bằng vận động tại Đại học Thể thao Đức ở Cologne – biết rõ về điều này. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên báo WELT, nhà khoa học thể thao 63 tuổi đã nói về những sai lầm cần phải tránh: "Tất nhiên, đây là vấn đề luôn liên quan đến liều lượng".
Vậy với rượu thì sao, nó có hại đối với việc tập luyện không?
Giả sử, sau một ngày làm việc vất vả, bạn vẫn đến phòng tập thể dục. Bạn có thể hãnh diện về điều đó và tự thưởng cho mình vì nỗ lực rèn luyện này bằng một đồ uống mà bạn yêu thích. Tuy nhiên, nếu sau cốc thứ nhất, bạn lại uống nhiều cốc tiếp theo thì đây lại là một nguy cơ cần phải xem xét.
Các nghiên cứu cho thấy, chỉ một lượng rượu vừa phải thôi cũng có tác động đến quá trình tái tạo cơ bắp. Do đó, lời khuyên đối với những người không thể thiếu một hoặc hai ly chính là: hãy cảnh giác với rượu.