Trào ngược axit là một hiện tượng axit dạ dày - thành phần giúp tiêu hóa thức ăn được đẩy trở lại vào thực quản và gây ra ợ nóng.
Nằm xuống sau bữa ăn: Khi bạn nằm xuống ngay sau bữa ăn, axit hỗ trợ trong quá trình tiêu hóa có xu hướng tăng lên và có thể di chuyển ngược lại thực quản.
Béo phì: Có thể liên quan trực tiếp đến chứng trào ngược axit. Mỡ tích tụ quanh vùng bụng gây áp lực lên dạ dày, dẫn đến việc axit bị đẩy ngược trở lại thực quản, gây ra cảm giác nóng bỏng.
Ăn đêm: Thông thường, axit được sản xuất trong dạ dày khi chúng ta tiêu hoá một bữa ăn. Khi chúng ta ăn thức ăn vào giờ đi ngủ, chúng ta có thể đi ngủ với rất nhiều axit được sản xuất trong dạ dày. Các axit này có thể bị đẩy ngược lên thực quản (trào ngược axit).
Thức ăn cay: Các thức ăn cay dẫn đến sản xuất nhiều axit trong dạ dày và tạo áp lực lên cơ vòng thực quản. Điều này có thể trực tiếp dẫn đến trào ngược axit. Các thực phẩm khác có thể gây trào ngược axit là trái cây có múi, thực phẩm có chất béo, sôcôla, bạc hà, tỏi, hành, cà chua ...
Một số đồ uống: Một số đồ uống như trà, cà phê, rượu, soda,...có thể gây ra trào ngược axit. Lý do là những thức uống này có xu hướng làm yếu cơ bắp dạ dày và đường ống thực phẩm (cơ vòng thực quản dưới). Kết quả là cơ này không thể ngăn chặn dòng chảy của axit từ dạ dày đến thực quản và gây ra trào ngược axit. Những người thường xuyên bị trào ngược axit nên tránh xa trà và cà phê cũng như những thức uống có thể làm giãn cơ vòng thực quản.
Hút thuốc: Nicotine là một thành phần chính của thuốc lá, nó cũng nằm trong danh sách những thứ làm giãn cơ vòng thực quan và làm tăng nguy cơ đấy ngược axit trong dạ dày lên thực quản. Ngoài ra, thuốc lá có xu hướng làm giảm tiết nước bọt. Nước bọt có một chất trung hòa axit quan trọng gọi là bicarbonate, giúp giảm trào ngược axit dạ dày. Khi người hút thuốc giảm tiết dịch này, họ dễ bị trào ngược axit hơn.
Một số loại thuốc: Một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen và các loại thuốc huyết áp nhất định có xu hướng tạo ra nhiều axit hơn trong dạ dày. Đồng thời các loại thuốc này cũng làm giảm dung tích van phân cách đường ống thực quản và dạ dày, do đó trực tiếp dẫn đến trào ngược axit.
Ăn nhiều thực phẩm béo: Các thực phẩm có nhiều chất béo như khoai tây chiên, bơ, thịt lợn hoặc thịt cừu có thể gây ra chứng trào ngược axit.
Trái cây có múi: Một số loại quả có múi như chanh, cam và bưởi có chứa axit axetic, vì vậy ăn quá nhiều các loại quả có múi này cũng có thể gây ra chứng trào ngược axit.
Sôcôla: Tiêu thụ quá nhiều sôcôla cũng có thể gây trào ngược axit. Sôcôla chứa một thành phần gọi là methylxanthine có thể làm giãn cơ vòng thực quản dẫn đến trào ngược axit dạ dày.
Theo VOV