Việc bếp luôn gắn liền với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nấu ăn cũng cần chú ý để có thể đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình. Thói quen chế biến và nấu sai cách có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Các sai lầm khi chế biến thức ăn này là gì.
1. Không rửa tay sạch sẽ trước khi nấu ăn.
Vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại ở nhiều nơi, kể cả trên bàn tay của bạn. Vì thế, rửa tay sạch sẽ trước khi nấu ăn có thể ngăn chặn sự lây lan của các vi khuẩn gây bệnh. Bạn nên rửa tay ít nhất 20 giây với xà phòng và nước ấm trước khi nấu ăn nhé.
2. Dùng chung thớt để thái thịt sống và thịt chín.
Đây là sai lầm nhiều người mắc phải nhất, sự nhanh và tiện lợi của việc dùng chung thớt khiến cho nhiều bà nội trợ quên mất các mầm mống gây bệnh đang ẩn nấp. Việc sử dụng chung dao, thớt để thái thịt sống và thịt chín có thể dẫn đến việc gây ô nhiễm chéo. Mầm bệnh hay các vi khuẩn từ thịt sống có thể dễ dàng lây lan sang thực phẩm đã được nấu chín và gây ngộ độc thực phẩm.
Tốt nhất các mẹ nên phân loại dụng cụ dao, thớt để sử dụng với mục đích khác nhau. Nếu gia đình bạn chỉ có duy nhất một chiếc thớt, hãy đảm bảo vệ sinh sạch sẽ sau khi thái thịt, gia cầm, hải sản sống rồi mới được sử dụng cho đồ chín.
3. Rã đông không đúng cách.
Cách rã đông thường được áp dụng nhất là rã đông ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên khoảng nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C là môi trường lí tưởng cho vi khuẩn sinh sôi trên thực phẩm. Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, các bạn nên rã đông thịt sống bằng tủ lạnh, nước lạnh hoặc lò vi sóng.
Với phương pháp rã đông trong tủ lạnh, bạn hãy lấy miếng thịt ra khỏi ngăn đá và chuyển xuống ngăn mát, thời gian rã đông là từ 8 đến 24 giờ tùy thuộc vào khối lượng của miếng thịt.
Còn với cách rã đông bằng bồn nước lạnh, bạn hãy cho nguyên túi thịt được bọc tín vào nồi hoặc bát nước mát. Cứ 30 phút bạn lại thay nước một lần. Quá trình rã đông này chỉ mất một giờ hoặc ít hơn.
4. Nếm món ăn đã bị ôi.
Tuyệt đối không nên kiểm tra độ hư hỏng của thức ăn bằng việc nếm chúng. Khi thực phẩm bị ôi thiu hoặc quá hạn sử dụng, chúng sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh bệnh phát triển. Dù chỉ nếm một ít thôi cũng đủ làm tăng nguy cơ ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe bản thân và cả gia đình thì khi thức ăn đã có mùi ôi hoặc thực phẩm hết hạn trước khi vi khuẩn có hại phát triển.
5. Nấu xong không rửa chảo tiếp tục nấu món mới.
Thói quen không rửa lại chảo và tiếp tục nấu món mới làm tăng khả năng gây ung thư.Nhìn bằng mắt thường thì đấy chảo có thể sạch, không dính thức ăn nhưng vẫn dính dầu mỡ, nếu tiếp tục xào nấu thức ăn một lần với nhiệt nhiệt độ cao có thể sẽ tạo ra chất benzopyrene gây ung thư.
Vì vậy, sau khi chế biến xong một món ăn bạn nên rửa sạch dụng cụ nấu nướng rồi mới tiếp tục nấu món mới để giảm các chất độc hại có thể gây ung thư cho cơ thể và không làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn.
6. Dùng lại dầu cũ.
Đây là thói quen tiết kiệm không nên nhất. Nhiều bà nội trợ khi chiên nấu thì thường chiên thức ăn ngập dầu và sau đó tiết kiệm và dùng lại lượng dầu này. Tuy nhiên cách làm này rất nguy hiểm vì dầu mỡ đã đun qua nhiệt độ cao lại tiếp tục chiên nấu một lần nữa sẽ sản sinh ra Fatty Acid và chất oxy hóa dầu độc hại, gia tăng nguy cơ mắc ung thư.
7. Rửa thịt và thịt gà sống.
Mọi người thường nghĩ rằng trước khi chế biến nếu thịt, thị gà được rửa một cách cẩn thận thì sẽ loại bỏ được vi khuẩn gây bệnh, tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai.
Theo Tiến sĩ Michael Eyles - Chủ tịch Hội đồng an toàn thực phẩm Australia nhận định rằng: “Rửa thịt hay thịt gà trước khi nấu làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thịt qua vi khuẩn từ bồn rửa, vòi nước, bàn tay”.
8. Đồ ăn lấy từ trong tủ lạnh ra lại để ở nhiệt độ phòng quá lâu.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì các bạn không nên để thực phẩm đã được bảo quản trong tủ lạnh ra ngoài nhiệt độ thường quá 2 giờ đồng hồ và không quá 1 giờ nếu nhiệt độ bên ngoài khoảng 32 độ C. Bởi vì vi khuẩn gây bệnh có thể phát triển nhanh chóng trong điều kiện nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C.
Sau khi lấy thực phẩm ra khỏi tủ lạnh, hãy chế biến ngay hoặc nếu đi dã ngoại bạn có thể đóng gói các loại thực phẩm dễ hỏng trong dụng cụ cách nhiệt tốt.
9. Sử dụng một loại đũa, kẹp cho cả thịt sống và thịt đã nấu chín.
Khi nấu nướng bạn hãy dùng 2 loại đũa hoặc kẹp riêng để gắp thức ăn sống và thức ăn đã nấu chín. Dùng chung loại đũa khiến vi khuẩn dễ lây lan sang phần đồ ăn đã nấu chín.Nếu bạn chỉ có một bộ dĩa, đũa, bạn hãy rửa kỹ bằng xà phòng dưới nước ấm trước khi sử dụng nó một lần nữa.
10. Không vệ sinh sạch sẽ miếng bọt biển hay các dụng cụ vệ sinh nhà bếp.
Miếng bọt biển, miếng sắt cọ nồi là một trong những dụng cụ bẩn nhất trong gian bếp nhà bạn. Sau mỗi lần sử dụng bạn không vệ sinh sạch sẽ chúng mà lại để đó cho lần dùng tiếp theo, điều này khiến bạn vô tình truyền thêm vi khuẩn gây bệnh vào thực phẩm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hãy vệ sinh miếng bọt biển sạch sẽ mỗi ngày. Sau một hoặc hai tuần sử dụng, bạn nên thay một miếng bọt biển mới để đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh một cách tốt nhất.