Vào ngày 5/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC).
WHO định nghĩa PHEIC là một sự kiện bất thường, tạo thành rủi ro về sức khỏe cộng đồng đối với các quốc gia thông qua sự lây lan dịch bệnh trên phạm vi quốc tế. Đây là mức cảnh báo cao nhất mà cơ quan này có thể đưa ra.
Các hướng dẫn của WHO có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với 196 quốc gia – bao gồm 194 quốc gia thành viên của WHO – đã đăng ký tham gia Quy định Y tế Quốc tế (IHR) được thông qua lần đầu tiên vào năm 1969.
Việc WHO hạ mức cảnh báo không đồng nghĩa với việc dịch bệnh COVID-19 đã chấm dứt. Thay vào đó, COVID-19 vẫn là “mối đe dọa sức khỏe toàn cầu”và các quốc gia không nên lơ là, mất cảnh giác. Các biến thể virus mới vẫn tiếp tục xuất hiện và lây nhiễm trong cộng đồng.
WHO tuyên bố COVID-19 là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồngtừ ngày 30/1/2020. Trong hơn ba năm sau đó, virus SARS-CoV-2đã càn quét khắp thế giới, dẫn đến hơn 765 triệu người nhiễm bệnh và gần 7 triệu ca tử vong tính đến ngày 3/5/2023.
Theo dữ liệu của WHO,tỷ lệ tử vong hàng tuần do COVID-19 trên toàn cầu đã giảm đáng kể so với mức cao nhất vào thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch, từ hơn 100.000 ca tử vong hằng tuần vào tháng 1/2021 xuống còn khoảng 4.000 ca mỗi tuần vào tháng 4/2023. Điều này một phần là dotỷ lệ người dân tiêm chủng vaccine trong cộng đồng ngày càng tăng lênvà những người nhiễm COVID-19 đã có kháng thể chống lại mầm bệnh.
“Đã đến lúc các quốc gia chuyển đổi từ chế độ ứng phó khẩn cấp sang quản lý COVID-19 lâu dài cùng với các bệnh truyền nhiễm khác”, Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết.
Bá Lộc thực hiện (Nguồn: Livescience.com)