Được biết, báo cáo về Chỉ số năng động của các thành phố do JLL - một công ty dịch vụ chuyên về các dịch vụ địa ốc thương mại và quản lý đầu tư - công bố
Theo bản báo cáo, dù các thành phố năng động nhất trên thế giới phân bố khắp mọi nơi, nhưng phần lớn các thành phố lọt top 30 nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
TPHCM bất ngờ vươn lên top 2 thế giới về mức độ năng độ. Ảnh: Viettravel
Năm nay, Bangalore - một trung tâm công nghệ của Ấn Độ - chiếm vị trí đầu bảng, giúp Ấn Độ trở thành đất nước có nhiều thành phố thay đổi nhanh chóng nhất, giành ngôi vị dẫn đầu từ Trung Quốc, với 6 thành phố so với 5 của Trung Quốc. Duy chỉ có 3 thành phố London (Anh), Thượng Hải (Trung Quốc) và Silicon Valley (Mỹ) vẫn đứng vững trong top 10 kể từ lần đầu công bố chỉ số vào năm 2014.
Những thành phố lọt top năng động là những thành phố ngày càng có sự kết nối chặt chẽ hơn và phần lớn chúng có sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc so với mặt bằng chung của quốc gia. Bên cạnh đó, những thành phố năng động nhất là những thành phố đang tìm kiếm động lực phát triển bền vững và sáng tạo, thông qua việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, khả năng giáo dục hay thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Môi trường và nhà ở - yếu tố phụ đánh giá mức năng độngMôi trường sống đang trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển bởi nó là yếu tố chính để thu hút nhân tài. Chẳng hạn, khả năng chi trả và không gian chật hẹp là nguyên nhân khiến San Francisco (Mỹ) lần đầu tiên bị loại khỏi top 20 và Hồng Kông (Trung Quốc) bị loại khỏi top 30.
Bên cạnh đó, môi trường cũng là một chỉ số quyết định thứ hạng. Chẳng hạn, do chất lượng môi trường kém mà Delhi (Ấn Độ) và Bắc Kinh (Trung Quốc) chỉ xếp vị trí lần lượt là 23 và 15.
Động lực phát triển ngắn và dài hạnBản báo cáo này đánh giá 134 thành phố hoặc khu vực thành thị trên 42 tiêu chí. Các yếu tố này được chia thành 3 nhóm: 2 nhóm phản ánh sự thay đổi ngắn hạn và chỉ 1 nhóm là dùng để khẳng định sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Nhóm đầu tiên chiếm tỉ lệ khoảng 40% trong kết quả xếp hạng, gồm GDP, dân số, khách du lịch, trụ sở công ty, nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp. Nhóm thứ 2 chiếm 30%, tập trung vào động lực phát triển địa ốc thương mại, kéo theo là sự thay đổi về xây dựng, cho thuê, đầu tư và sự minh bạch trong lĩnh vực khách sạn, bán lẻ và văn phòng.
Nhóm thứ ba bao gồm các chỉ số về khả năng đổi mới sáng tạo, sức mạnh công nghệ, khả năng tiếp cận giáo dục và chất lượng môi trường sống.
Hình mẫu phát triểnNếu như một số thành phố như London, New York, Paris và Los Angeles - những thành phố chỉ đón “hấp thụ” sự thay đổi và công nghệ bổ sung để thêm chúng vào các ngành kinh tế thì những thành phố đầy tiềm năng như TPHCM và Hà Nội lại đang tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm chuyển đổi từ sản xuất có giá trị thấp sang các hoạt động sản xuất mang lại lợi nhuận cao.
Thành phố Nairobi, Kenya đang trải qua giai đoạn phát triển thần tốc và được coi là trung tâm công nghệ của cả vùng.
Có thể nhận thấy châu Á - Thái Bình Dương là cái nôi của nhiều thành phố lọt top 30, nhưng động lực phát triển tại một số thành phố đang giảm dần. Tokyo và Seoul - 2 nước năm ngoái nằm trong top 20 - đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế và động lực phát triển thị trường bất động sản trong thời gian ngắn hạn bị chậm lại.
Singapore và Hồng Kông tuy vẫn nằm trong top các thành phố có năng lực cạnh tranh nhất trên thế giới nhưng Singapore đang chứng kiến sự tăng trưởng khiêm tốn trong lực lượng lao động, trong thị trường bán lẻ và văn phòng sang trọng. Trong khi đó, tỉ lệ thuê văn phòng sụt giảm, thị trường buôn bán bất động sản bán lẻ mờ nhạt đang khiến thứ hạng của thành phố bị kéo lùi.